Ngoài các đặc sản Tây Ninh phổ biến, vùng này còn có nhiều địa điểm lịch sử, văn hóa độc đáo thu hút du khách. Nếu bạn đam mê văn hóa cổ, tháp Chóp Mạt từ thời Óc Eo ở Tây Ninh là một điểm đến đáng quan tâm.
Tổng quan về tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Đôi nét về tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Tháp Chóp Mạt (hay còn gọi là Chót Mạt) là một trong ba ngọn tháp cổ của nền văn hóa Óc Eo còn tồn tại ở Nam Bộ. Theo các tài liệu nghiên cứu, tháp Chóp Mạt Tây Ninh được xây dựng vào khoảng thế kỷ VIII trong thời kỳ hậu Óc Eo, nhưng chỉ đến giữa thế kỷ XIX thì được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện ở ấp Mới, xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
Khi phát hiện, cụm tháp Chóp Mạt có một tháp đã bị sụp đổ hoàn toàn, một tháp chỉ còn lại bức tường phía Tây tương đối nguyên vẹn và một phần bức tường phía Bắc đã bị nghiêng.
Tên gọi Chóp Mạt xuất phát từ việc ngôi tháp khi được phát hiện đã mất phần chóp. Mặc dù đã được trùng tu ba lần nhưng đến nay vẫn chưa khôi phục thành công phần chóp của ngọn tháp.
Tháp Chóp Mạt Tây Ninh cùng với tháp cổ Bình Thạnh là một minh chứng cho sự phồn thịnh của văn minh Óc Eo trong quá khứ. Ngôi tháp này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm 1993.
Tháp Chóp Mạt Tây Ninh – Bằng chứng cho thời kỳ phồn thịnh của vương quốc Phù Nam cổ xưa. Hình ảnh: Hòa Nam
Cách đến tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Di tích lịch sử văn hóa tháp Chóp Mạt nằm khoảng 25km về phía Tây của trung tâm thành phố Tây Ninh. Theo Quốc lộ 22B hướng đến Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, đi khoảng 17km bạn sẽ thấy biển báo chỉ dẫn vào tháp bên trái đường. Rẽ theo biển chỉ dẫn đi khoảng 1km là đến ngôi tháp ở giữa cánh đồng, tiếp tục rẽ trái theo đường mới để đến khu di tích.
Trước đây, con đường vào tháp Chóp Mạt rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa khi xe cộ gần như không thể tiếp cận tháp. Hiện nay, đường đi đã được cải thiện, xung quanh di tích còn có hàng rào bảo vệ và nhiều cây xanh được trồng để phục vụ cho mục đích du lịch và nghiên cứu lịch sử tại Tây Ninh.
Hướng dẫn đường từ trung tâm Tây Ninh đến tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Biển chỉ dẫn vào tháp Chóp Mạt Tây Ninh. Hình ảnh: Hòa Nam
Đi khoảng 1km sẽ thấy ngôi tháp ở giữa cánh đồng. Hình ảnh: Hòa Nam
Rẽ trái một lần nữa vào con đường đất sẽ đến được khu di tích tháp cổ.
Kiến trúc độc đáo của tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Tháp Chóp Mạt Tây Ninh là một minh chứng cho sự phồn thịnh của văn minh Óc Eo trong quá khứ, là nơi giao thương và giao lưu văn hóa giữa các quốc gia trong vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VIII.
Khu di tích tháp cổ Chóp Mạt được xây dựng trên một gò đất cao, có diện tích rộng lớn. Ngôi tháp có hình vuông, với phần móng có cạnh dài 5m và chiều cao là 10m tính từ mặt đất lên đến đỉnh tháp. Ngôi tháp chỉ có một cửa duy nhất ở hướng Đông, phần chân tháp gồm 3 tầng xếp chồng lên nhau và nhỏ dần lên phía trên, đặc biệt là ngôi tháp này không có phần chóp.
Toàn bộ công trình tháp Chóp Mạt được xây dựng bằng cách sắp xếp các phiến đá và gạch nung chồng lên nhau mà không sử dụng bất kỳ chất kết dính nào, chứng tỏ vào thời kỳ Óc Eo đã có những tiến bộ cao trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc. Nghệ thuật chạm khắc của người Phù Nam được thể hiện qua các hình ảnh hoa lá, chim muông, thần thánh... được điêu khắc tinh xảo trên mặt tường ngoài của tháp, là minh chứng cho tài năng của người xưa đã đạt đến đỉnh cao.
Ngoại trừ mặt tường phía Tây và phía Bắc vẫn giữ nguyên, các mặt tường bị sụp đổ đã được bắt đầu tu sửa lại. Tuy nhiên, dù các mặt tường đã được trùng tu lại nhưng lại khá đơn giản, không có sự đa dạng và ấn tượng như thiết kế ban đầu của chúng.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện các bệ thờ Yoni và tượng thần Vishnu bằng sa thạch có niên đại khoảng thế kỷ thứ VIII tại đây, chứng tỏ phần kiến trúc sụp đổ của tháp là nơi thờ thần Vishnu, còn ngôi tháp còn lại là nơi thờ thần Shiva.
Thưởng thức một số hình ảnh về kiến trúc của tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Mặt cửa chính của Tháp Chóp Mạt Tây Ninh hướng về phía Đông
Bức tường phía Tây còn tương đối nguyên vẹn khi tháp mới được phát hiện, nhưng sau một thời gian đã sụp đổ một phần góc phía Nam do thiếu bảo quản đúng cách.
Bên mặt tường phía Bắc của Tháp Chóp Mạt Tây Ninh đã sụp đổ một phần khi tháp mới được phát hiện. Hình ảnh: Lê Lam Nhật Tân
Hoa văn được điêu khắc tinh xảo trên bề ngoài của tháp. Hình ảnh: Hòa Nam
Hai tượng phù điêu hình người tại Tháp Chóp Mạt Tây Ninh đã được tái tạo, nhưng lại trở nên đơn điệu hơn so với hình ảnh ban đầu.
Một bức tượng thần nhỏ hiếm hoi ở phía Bắc vẫn giữ nguyên được các chi tiết chạm khắc. Hình ảnh: Hòa Nam
Họa tiết hình hoa lá được chạm khắc công phu ở dưới chân tháp Chóp Mạt Tây Ninh
Các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều phiến đá có hình dạng giống Yoni, nhưng không phát hiện ra Linga nào ở đây cả. Hình ảnh: Nguyentan Phat
Bên cạnh tòa tháp đã được khôi phục là một di tích hoàn toàn bị sụp đổ.
Con đường dẫn vào Tháp Chóp Mạt Tây Ninh đã được trang trí thêm nhiều loài hoa cỏ. Hình ảnh: Lê Lam Nhật Tân
Nguồn: Tổng hợp bởi Nhu Nguyen