Thế Giới Vốn Đã Là Một Tình Hình Lộn Xộn Tệ Hại, và Quan Điểm Của Chúng Ta Thỉnh Thoảng Cũng Góp Phần Tạo Ra Sự Lộn Xộn Đó. Vì Vậy, Có Thể Nên Ít “Ý Kiến Thôi Thúc” Hơn Về Mọi Thứ Xung Quanh.
Khi Số Lượng Quan Điểm “Làm Nát” Chất Lượng
Trước Đây Người Ta Dường Như Biết Cách Khiêm Nhường Hơn, và Tôn Trọng Sự Thật Rằng Không Có Gì Là Hoàn Hảo. Quyền Phát Biểu Ý Kiến Dựa Trên Chuyên Môn Và Kinh Nghiệm Của Bạn, Và Chuyên Môn Đó Phải Được Xác Nhận Một Cách Khách Quan.
Nói Một Cách Khác, Ngày Xưa Bạn Phải Nỗ Lực Để Đạt Được Quyền Phát Biểu Ý Kiến Và Được Lắng Nghe. Còn Bây Giờ Thì - Đội Ơn Internet, Mỗi Người Đều Là Chuyên Gia Về Một Thứ Gì Đó.
Vấn Đề Nằm Ở Chỗ Chúng Ta Đều Phải Đắm Chìm Trong Đại Dương Thông Tin, Và Sự Quá Tải Này Khiến Ta Lẫn Lộn Giữa Số Lượng Kiến Thức Và Chất Lượng Của Chúng. Đây Chính Là Lúc Chúng Ta Đều “Chịu Đòn” - Ta Chú Ý Đến Mọi Thứ, Và Tin Rằng Mọi Ý Kiến Đều Đáng Cân Nhắc
Tác Động Dunning-Kruger Phóng Đại: Sự Tự Tin Quá Mức Hiện Diện Khắp Mọi Nơi
Hiệu Ứng Dunning-Kruger Là Một Hiện Tượng Nhận Thức Gây Ra Sự Đánh Giá Cao Hơn Về Năng Lực Của Bản Thân. Theo Đó, Người Càng Hiểu Biết Ít Về Một Lĩnh Vực Thì Lại Càng Tự Tin Vào Kiến Thức Của Mình Trong Lĩnh Vực Đó. Ngược Lại, Càng Sâu Vào Nghiên Cứu Lĩnh Vực Đó, Người Ta Lại Càng Hoài Nghi Những Gì Mình Biết.