Ý nghĩa của The 8 Show là gì? Có châm biếm, có phân tích xã hội, nhưng khía cạnh tăm tối nhất là cách nó chỉ trích và phơi bày sự tuyệt vọng do con người tự tạo ra.
Sau cơn sốt Squid Game trên Netflix, The 8 Show được ca ngợi như series kế nghiệp ít máu me hơn nhưng vẫn bóc tách và châm biếm một xã hội xấu xí. Dù không bạo lực bằng, phim này còn đáng sợ hơn trò chơi con mực.
Điều mà The 8 Show vượt trội so với series trước là sử dụng trò chơi 8 người như một phép ẩn dụ hoàn hảo cho ba khía cạnh tuyệt vọng mà bạn có thể nhận ra.
Chung cư đau khổ trong The 8 Show
The 8 Show mở đầu với những con người từ mọi tầng lớp xã hội tham gia một trò chơi bí ẩn với giải thưởng khổng lồ. Họ, những người hoàn toàn xa lạ, tập trung trong một tòa chung cư bí ẩn, mỗi người chọn một số từ 1 đến 8 đại diện cho phòng của mình và nhận được một tờ hướng dẫn luật chơi cơ bản.
Những điều cấm kỵ gồm không được che máy quay, mọi thứ họ mua trong phòng phải để lại đó. Bất kỳ món đồ nào sử dụng ngoài phòng đều có thể mua ở quảng trường chung, nhưng điều đó đồng nghĩa họ sẽ dành ít thời gian hơn trong trò chơi, tức là ít tiền hơn.
Một luật nhỏ khác là Tầng 8 sẽ nhận và phân phối thức ăn, đồ uống cho các tầng còn lại qua hệ thống thang máy. Tuyệt đối không được để ai thiệt mạng, nếu không, trò chơi sẽ dừng lại và không tầng nào nhận được tiền.
Lâu dần, cả nhóm nhận ra họ có thể giải trí cho những “người theo dõi” vô hình của chương trình để nhận thêm giờ, từ đó tăng số tiền thưởng. Tuy nhiên, số tiền này không chia đều. Các tầng cao hơn nhận nhiều tiền hơn, tức Tầng 8 sẽ tích lũy nhiều nhất. Nhận ra sự thật đó cũng là khởi đầu của bất hạnh.
Với tòa chung cư 8 tầng, The 8 Show đã cho chúng ta thấy rõ cách biệt giàu nghèo và sự phân bố tài sản theo tầng lớp, cũng như cách nó nhanh chóng biến con người thành quái vật.
Thật trớ trêu, khi đặt ra luật không được để ai trong số 8 người chơi thiệt mạng, The 8 Show đã biến thành một trò chơi độc ác hơn cả Squid Game. Quy tắc đôi bên cùng có lợi buộc 8 người phải hình thành một cộng đồng vượt qua thử thách. Tuy nhiên, sự phân phối của cải và cán cân lợi ích chênh lệch dần biến cộng đồng thành một xã hội thu nhỏ đầy ác mộng.
Sống trong một xã hội là đối mặt với những vấn đề nan giải của nó. Mặc dù chỉ có 8 người, những vấn đề đó không biến mất. Người chơi The 8 Show hy vọng đổi đời, kiếm tiền dễ dàng, nhưng trò chơi chỉ đơn giản là quy đổi thời gian thành tiền tệ. Nó tiếp tục hệ thống tư bản khắc nghiệt của thế giới bên ngoài.
Nếu người chơi muốn nhiều tiền hơn, họ vẫn phải lao động. Muốn sống thoải mái, họ phải kiếm đủ tiền để mua căn phòng trên. Tài chính hạn chế thì chi tiêu hạn chế. Tiền ít không mua được sự thoải mái, chỉ đủ để sinh tồn. Ngay cả nhu cầu vệ sinh cũng có thể khiến bạn phá sản. Đây chẳng phải là cuộc sống mà họ luôn sống trước đó hay sao?
Để kiếm thêm thời gian, 8 người chơi quyết định tổ chức chương trình tài năng để giải trí cho những người tổ chức hoặc theo dõi chương trình. Và họ đã thành công. Tuy nhiên, dù đều cống hiến cho 'xã hội' nhưng khoảng cách 'thu nhập' của mỗi người chơi theo phút không thay đổi, người ở tầng dưới sẽ không bao giờ nhận được số tiền như tầng trên dù năng suất lao động như nhau.
Những căn phòng tượng trưng cho vị trí của mỗi người chơi được phân phối theo lựa chọn của từng người nhưng không cung cấp đầy đủ thông tin. Vị trí 'xã hội' của mỗi người chơi hoàn toàn dựa vào vận may ngoài tầm kiểm soát. Sự thật này chẳng khác nào một cú đấm vào mặt từng cá nhân.
Ai trong số họ cũng muốn đổi chỗ lên cao hơn. Nhưng họ chỉ có thể mua phòng với giá trên trời. Tồi tệ hơn, họ không thể rời khỏi cuộc chơi một khi đã dấn thân. Quyền đi hay ở phụ thuộc vào tâm trạng tùy hứng của những kẻ theo dõi giấu mặt, thứ một lần nữa nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Đó là sự thật nghiệt ngã gói gọn trong một tòa nhà oan nghiệt. The 8 Show phản ánh sự tàn nhẫn của 'xã hội' lớn hơn. Nơi hệ thống giai cấp và tư bản siết chặt những nạn nhân đến mức họ không thể thoát ra một khi đã 'vào guồng'. Trớ trêu hơn, nếu ra đi tay trắng, họ sẽ không thể sống nổi theo đúng nghĩa đen.
Màn trình diễn tàn khốc của Tầng 1
Theo sau một xã hội vô vọng là một thực tại vô vọng, nơi sự chăm chỉ và tài năng cũng không thể kéo gần khoảng cách giàu nghèo. Hiệu suất lao động không quan trọng, luôn có ai đó kiếm nhiều tiền hơn chỉ vì họ xuất thân từ giai cấp giàu có hơn. Tầng 1 có lẽ là hình ảnh buồn nhất cho thông điệp u ám này.
Trong phần thi tài năng của tập 3, ngoại trừ Tầng 8, Tầng 1 kiếm được nhiều thời gian nhất nhờ màn diễn xiếc. Về lý thuyết, điều này khiến anh trở thành thí sinh có giá trị nhất, nhưng trong hệ thống mà The 8 Show đã thiết kế, anh ta chỉ là một con tốt để bị lợi dụng.
Trong khi Tầng 8 sống xa hoa, Tầng 1 lại sống trong rác thải và căn phòng chật hẹp nhất, không thể phản kháng hay bất đồng với bất kỳ tầng trên nào. Đó là một lời bình rõ ràng về việc tầng lớp lao động có tay nghề giá trị hơn lại phải chịu sự đe nẹt từ những người nắm giữ tiền và quyền lực được phân phối ngẫu nhiên trong trò chơi cuộc đời.
Màn trình diễn cuối cùng của Tầng 1 đã gói gọn điều này một cách hoàn hảo. Màn biểu diễn trên dây của anh ấy mang lại nhiều thời gian hơn bao giờ hết, khiến tiềm năng kiếm tiền của anh ta vô hạn. Tuy nhiên, ngay cả khi vậy, những thí sinh ở tầng trên sẽ luôn kiếm được nhiều tiền hơn từ thành quả của Tầng 1, bất kể anh ta cố gắng thế nào đi nữa.
Sự tuyệt vọng khiến anh ta ngày càng liều lĩnh hơn trước khao khát thoát ly tầng lớp thấp kém của mình. Mỗi lần nhảy là một lần Tầng 1 mơ về những tòa nhà chọc trời, chỉ để kết thúc với cái chết đau đớn.
Các thí sinh khác quay về cuộc sống với số tiền thưởng lớn, nhưng Tầng 1 vẫn là nạn nhân chính của trò chơi tàn bạo này và cuộc sống vô vọng bên ngoài. Anh ta không bao giờ nhận lại số tiền mà anh ta đã làm việc chăm chỉ để kiếm được. Thay vào đó, Tầng 1 đã hy sinh cuộc đời để theo đuổi một giấc mơ không thể thành hiện thực.
Tầng 1 là biểu tượng của thực tế đau thương. Dù sinh ra ai cũng như nhau nhưng những người ở đáy xã hội luôn bị thiệt thòi và bị lợi dụng bởi những người ở trên, dù tài năng của họ có giá trị đến đâu. Câu 'sinh ra vạch đích' chỉ là ước mơ của nhiều người và đã qua rồi thời cứ làm việc chăm chỉ là được đền đáp xứng đáng.
The 8 Show và sự vô vọng của con người
Vậy The 8 Show mang ý nghĩa gì? Nó châm biếm, phân tích xã hội, nhưng điều tăm tối nhất có lẽ là cách nó phơi bày và chỉ trích cách con người tạo ra cơn tuyệt vọng của họ.
Người viết cho rằng The 8 Show đáng sợ hơn cả Squid Game. Trong Squid Game, sau những cảnh bạo lực và thách thức đẫm máu, thí sinh có thể trách móc những người giàu đã tạo ra trò chơi bất nhân này. Nhưng ở The 8 Show, không ai để thí sinh đổ lỗi.
Squid Game đặt thí sinh vào tình cảnh khó khăn, biến cuộc chơi vì tiền thành cuộc chiến vì mạng sống. The 8 Show thực hiện mọi thứ dưới sự tự nguyện, không giết người. Thí sinh có phần kiểm soát trong đó.
Họ có hàng ngàn lựa chọn trong tình thế này. Họ có thể hợp tác để cùng vươn lên, đối mặt với khó khăn để đoàn kết chống lại những kẻ đứng ngoài, hoặc hy sinh vật chất để che chở lẫn nhau dù tinh thần và phẩm chất bị bóp méo. Họ có thể thiết lập một hệ thống công bằng cho mọi tầng... nhưng tưởng tượng đó chỉ là ảo mộng trong xã hội giàu có ngày nay.
Từ chối trách nhiệm, khống chế tầng dưới, tạo ra sự phân biệt, tra tấn tầng dưới không cần lý do, quyền lực của cô ấy chỉ là do tổ chức trao tặng cùng chút may mắn. Liệu cô ấy sẽ sử dụng tài sản và đặc quyền đó một cách công bằng? Dĩ nhiên là không.
Nhưng nếu ai khác thay thế vị trí của Tầng 8, liệu họ sẽ hành xử cao thượng hơn? Bộ phim, biểu trưng cho thực tế, trả lời là không chỉ qua cuộc bầu cử ai nên đảm nhận trách nhiệm về chất thải của các tầng còn lại - một tình huống đầy ý nghĩa để tiết lộ tư tưởng của họ. Người có tốt đến đâu, khi sống trong sự hiện hữu và thiếu thốn đủ lâu, cũng sẽ tiết lộ bản chất của họ, nhỏ như một cơ chế sinh tồn. Nếu liên quan đến lợi ích cá nhân, bất kỳ ai cũng có thể trở thành kẻ hai mặt.
Nhân vật trong đây có nhiều lý do để tham gia cuộc chơi, nhưng họ cũng có thể từ chối, hoặc phản đối trong trò chơi, khiến trò chơi đứng lại hoàn toàn. Có thể đó là lỗi kịch bản, hoặc chúng ta đã đánh giá thấp sự tuyệt vọng của họ, nhưng điều đó vẫn là một chi tiết tiết lộ sự không nhất quán của chúng ta.
Con người là loài duy nhất tự đặt ra các tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng cao cả. Tuy nhiên, khi gặp đủ điều kiện thuận lợi hoặc trong tình huống phải lựa chọn để thực hiện những lý tưởng đó, con người đã và sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh giữa lòng tham và lý tưởng. The 8 Show truyền tải một thông điệp u ám, rằng mọi đau khổ của chúng ta đều là kết quả của chính bản thân mình.
Squid Game có một cái kết nhẹ nhàng giảm bớt sự bất mãn của chúng ta, nhưng The 8 Show không. Số tiền từ sự đánh đổi đó không thể cải thiện cuộc sống của họ như họ nghĩ, nhưng họ không hối hận về cách họ kiếm được nó. Đó là một đánh đổi xứng đáng trong thế giới của sự bóc lột tầng dưới bởi tầng trên. Họ sẽ tiếp tục sống tốt sau khi tiễn đưa một người cùng chí hướng.
Không có gì thay đổi. Sự hy sinh của họ là vô nghĩa khi không ai biết đến. Họ không truyền tải bất kỳ bài học nào, thông điệp nào đến những người cùng cảnh ngộ bên ngoài, ngoại trừ những kẻ đã tạo ra trò chơi.