1. Thể bị động của động từ
~V受身(うけみ): Động từ thể bị động(Bị, bắt làm gì đó)
Trong câu chủ động thì chủ ngữ thực hiện hành động, nhưng khi động từ là bị động thì chủ ngữ của câu bị một số hành động tác động vào nó.
Ví dụ:
盗む( nusumu): đánh cắp
盗まれる・盗まれます (nusumareru/nusumaremasu): bị đánh cắp.
2. Động từ thể bị động (Ukemi – 受身)
Thể bị động của động từ trong tiếng Nhật
* Cách chia:
Nhóm I: Chuyển [i] thành [are].
~ます => 受身(うけみ)
ききます => きかれます
よみます => よまれます
はこびます => はこばれます
とります => とられます
つかいます => つかわれます
こわします => こわされます
Nhóm II: Thêm られ
たべます => たべられます
ほめます => ほめられます
みます => みられます
Nhóm III:
きます => こられます
します => されます
Cách chia từ thể MASU sang thể bị động
Thể MASU | Thể bị động |
TSUKAIMASU (sử dụng) |
|
MACHIMASU (đợi) | MATAREMASU |
ATSUMARIMASU (tập trung) | ATSUMARAREMASU |
YOMIMASU (đọc) | YOMAREMASU |
KAKIMASU (viết) | KAKAREMASU |
ISOGIMASU (vội) | ISOGAREMASU |
IKIMASU (đi) | IKAREMASU |
TABEMASU (ăn) | TABERAREMASU |
OBOEMASU (nhớ) | OBOERAREMASU |
IMASU (có, tồn tại) | IRAREMASU |
MIMASU (nhìn) | MIRAREMASU |
KIMASU (đến) | KORAREMASU |
SHIMASU (làm) | SAREMASU |
3. Sử dụng thể bị động của động từ trong tiếng Nhật
a, N1 (người) は N2 (người)に+ V (bị động): bị ~, được ~
Cách sử dụng: Khi N2 thực hiện hành động nào đó đối với N1, N1 là người nhận hành động đó.
Ví dụ:
(1) Chủ động: 課長(かちょう)は私(わたし)をほめました。Giám đốc khen tôi.
Bị động: 私は課長にほめられました。Tôi được giám đốc khen.
(2) Chủ động: 課長(かちょう)は私(わたし)をしかりました。Giám đốc mắng tôi.
Bị động: 私は課長にしかられました。Tôi bị giám đốc mắng.
(3) 私(わたし)は友達(ともだち)にたのまれました。Tôi được bạn bè giúp đỡ.
Chú ý: Trong câu chủ động, N1 là người nhận hành động và được biểu thị bằng trợ từ を. Trong câu bị động, trợ từ を thay thế bằng trợ từ は để biểu thị chủ từ. N2 là người thực hiện hành động và được biểu thị bằng trợ từ に.
b, N1 (người) は N2 (người) に+ N3 (vật) + V (bị động): Bị ~
Cách sử dụng: Khi N2 thực hiện một hành động nào đó đối với N3, là vật sở hữu của N1 và N1 cảm thấy hành động đó làm phiền hoặc quấy rầy mình.
Ví dụ:
(1) Chủ động: どろぼうは(私(わたし)の)お金(かね)を 取(と)りました。Kẻ trộm lấy tiền của tôi.
Bị động: 私はどろぼうにお金を取られました。Tôi bị kẻ trộm lấy tiền.
(2) 私(わたし)は誰(だれ)かに足(あし)を踏(ふ)まれました。Không biết ai đã giẫm vào chân tôi.
c, Nが/は + V (bị động): được, bị ~
Cách dùng: Khi nói về một sự việc và không cần chỉ rõ đối tượng thực hiện hành động, thì đề cập đến “vật” hoặc “việc” làm chủ đề của câu và sử dụng động từ bị động để diễn đạt.
Ví dụ:
(1) 大阪(おおさか)で展覧会(てんらんかい)が開(ひら)かれます。
Một buổi triển lãm đã được tổ chức tại Osaka.
(2) 東京(とうきょう)で国際会議(こくさいかいぎ)が行(おこ)なわれます。
Một hội nghị quốc tế đã được tổ chức tại Tokyo.
(3) フランスで昔(むかし)の日本(にほん)の絵(え)が発見(はっけん)されました。
Một bức tranh cổ của Nhật đã được phát hiện ở Pháp.
d, N1 は + N2 (người) + によって + V (bị động): bởi
Cách sử dụng: Khi sử dụng các động từ như “sáng tạo”, “tạo ra”, “tìm thấy” ở thể bị động, thì dùng によって để biểu thị người làm hành động.
Ví dụ:
(2) 先生(せんせい)、飛行機(ひこうき) はだれが発明(はつめい)したんですか。
飛行機(ひこうき)はライト兄弟(きょうだい)によって発明(はつめい)されました。
Máy bay được phát minh bởi hai anh em nhà Wright.
Trên đây là phương pháp chia và áp dụng thể bị động của động từ trong tiếng Nhật. Để tiến bộ hơn trong việc học tiếng Nhật, các bạn hãy lựa chọn một trung tâm giảng dạy tiếng Nhật chất lượng và phù hợp nhất để vươn tới thành công trong hành trình học tập.