Có lúc bạn nghe một bản nhạc và cảm thấy một nỗi buồn không thể diễn tả? Nó không phải là nỗi buồn của tuyệt vọng, cũng không phải là nỗi buồn của nỗi nhớ. Đó là loại buồn mà ta có thể cảm nhận trong một buổi chiều nắng nhẹ, với tiếng cười của trẻ em và tiếng gió xuyên qua những hàng cây.
Đó là cảm xúc mà tôi trải qua sau khi kết thúc việc đọc bản giao hưởng “Tìm lại tuổi thơ” của tác giả Đặng Hoàng Giang. Từ những giai điệu ban đầu buồn bã, đến những phần trung hòa, và kết thúc bằng một giai điệu thanh lịch, đậm chất hy vọng; cuốn sách này mang lại cho tôi những cảm xúc mà đã lâu tôi mới trải qua.
Hãy để tôi dẫn bạn qua những giai điệu đầy sâu lắng của cuốn sách.
Bài viết này sẽ phân tích tác động của sự lạnh nhạt của cha mẹ đối với con cái, tình yêu có hại của những cha mẹ quá bảo bọc, sự ảnh hưởng của mối liên kết giữa cha mẹ và con cái đối với các mối quan hệ sau này, và cách để lành lạnh từ những vết thương quá khứ. Ngoài các thông tin trong cuốn sách, tôi cũng sẽ bổ sung thêm một số thông tin từ nghiên cứu của riêng tôi, cùng với những trải nghiệm cá nhân, nhằm mang đến một bài viết toàn diện cho bạn đọc.
Khi tình yêu trở thành một món hàng xa xỉ
Cuốn sách bắt đầu bằng những câu chuyện về những người trẻ tuổi bị bỏ rơi bởi cha mẹ và phải tự mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Dù có trí thông minh và sâu sắc, nhưng do những tổn thương từ quá khứ, họ thể hiện những hành vi khiến người khác cảm thấy lạ lẫm.
Hồng Linh tìm kiếm những mối quan hệ ngắn ngủi, thậm chí làm người thứ ba, chỉ để lấp đầy sự thiếu thốn tình cảm từ gia đình.
Hà An, một cô gái có thành tích học tập xuất sắc và tham gia nhiều hoạt động tình nguyện. Nhưng dường như những hoạt động bề ngoài đó không thể xóa nhòa đi cảm giác trống rỗng bên trong cô. Cô bỏ học. Hà An không thể cưỡng lại lời mời từ một người đã có gia đình và chỉ đang tận dụng cô. Với cô, tình yêu giống như một món hàng xa xỉ mà cô chỉ có thể ngắm nhìn qua kính.
Lý thuyết về chấp nhận-từ chối từ phía phụ huynh
Học thuyết về nhân cách (Một phần của lý thuyết chấp nhận-từ chối từ phía phụ huynh) trong PARTheory chỉ ra rằng những người ở trong tình trạng từ chối có thể trở nên phụ thuộc vào cảm xúc. Do thiếu vắng tình yêu thương từ người chăm sóc, họ trở nên đòi hỏi với những người xung quanh. Họ mong muốn sự công nhận từ phía cha mẹ, tình yêu từ phối đời của mình, và chỉ cần bị bỏ rơi, họ có thể rơi vào trạng thái suy sụp về cảm xúc. Điều này cũng giải thích được tại sao có những người mẹ luôn bám chặt lấy con cái của mình, gây ra sự khó chịu. Nguyên nhân có thể đến từ một tuổi thơ thiếu thốn tình thương.
Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó, nếu bị từ chối và thiếu thốn tình yêu thương quá mức, họ có thể trở nên cảm thấy chán chường về cảm xúc, và chuyển sang chế độ tự vệ cá nhân. Họ trở nên độc lập về cảm xúc, nhưng không phải vì họ đã đạt được đủ tình thương, mà là vì đó là cách họ tự bảo vệ bản thân khỏi nỗi đau. Thực tế, bên trong họ vẫn khát khao sự hiểu biết, nhưng có thể nỗi đau quá lớn khiến họ không dám mở lòng với người khác.
Hậu quả tiêu cực của điều này có thể là khi họ bắt chước hành vi của cha mẹ mình - không quan tâm đến người khác, gây ra cảm giác bị xúc phạm và dần dần xa lánh họ, tạo ra một chuỗi những tổn thương trong các mối quan hệ.
Bên cạnh đó, những người bị từ chối có thể trở nên dễ cáu kỉnh, dễ mất bình tĩnh, và thái độ tiêu cực về thế giới xung quanh khiến họ không tin tưởng vào bất kỳ ai.
Chỉ cần nhìn vào góc độ nhân cách, ta đã có thể nhận thấy tầm quan trọng của tình yêu thương từ cha mẹ đối với trẻ em. Hậu quả của việc thiếu vắng tình thương có thể làm hỏng hoàn toàn tương lai của họ.
Do đó, mình nghĩ những quan điểm cũ như việc giữ khoảng cách với trẻ để giúp họ trở nên độc lập, hoặc 'trừng phạt để rèn người' là rất nguy hiểm. Đối với mình, việc làm cha mẹ tốt là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trên thế giới này. Để trở thành cha mẹ tốt, chúng ta cần phải nghiên cứu và chú ý đến mỗi sự phát triển tâm lý của trẻ. Cho trẻ tự do phát triển, nhưng cũng phải cho họ biết luôn có người sẵn sàng ở bên cạnh khi gặp khó khăn. Điều này không thể thực hiện nếu cha mẹ chỉ nghe theo mọi lời dạy của 'ông bà' mà không muốn tìm hiểu thêm về con của mình.
Cha mẹ mang tính ái kỷ và nhà giam tình yêu
Nhân vật M.H trong sách, mặc dù không thích công việc của mình và phải dùng thuốc chống trầm cảm thường xuyên, nhưng vẫn bị cha mẹ ép buộc làm việc mà họ cho là 'tốt đẹp'.
Mặc dù bị áp lực từ việc học Piano đến mức trầm cảm, bố mẹ vẫn ép Hương học cho đến khi giáo viên buộc phải ngưng lại.
Trang bị cấm yêu con gái, vì điều này không phản ánh đúng giới tính theo quan điểm của cha mẹ cô.
Nghĩ về cuộc sống...
Những bậc phụ huynh thái quá thường tìm cách bào chữa rằng họ muốn con làm điều này vì yêu thương, vì “muốn điều tốt nhất cho con”, nhưng thực tế họ chỉ coi con như một phần mở rộng của bản thân (extension of the self). Họ coi con như là một công cụ, một phần của họ, chứ không xem nó là một cá thể có những nhu cầu riêng biệt.
Những người này thường thiết lập căn tính (identity) của mình lên đứa trẻ, và họ coi con như dự án lớn nhất trong cuộc đời. Nếu con của họ “thất bại”, tức họ cũng “thất bại”. Họ coi con là một phần của danh dự của mình, và nếu nó gây ra những việc đặc biệt như bỏ học đại học hoặc yêu người cùng giới, những bậc phụ huynh sẽ cố gắng ngăn cản vì sợ ảnh hưởng đến bản thân.
Những bậc phụ huynh ái kỷ dường như không có khả năng tự xem xét lại hành vi của mình. Có lẽ họ cũng tự thôi miên bản thân rằng những hành vi của mình là vì yêu con. Nhưng rõ ràng, không có tình yêu nào mà khi con uống thuốc trầm cảm để tự tử, thay vì hỏi con bị làm sao thì “Mày làm cho cả nhà phát rồ phát dại lên. Mày làm thế nữa thì tao từ mày, tao đuổi mày ra khỏi nhà.” Ủa người ta chết hụt rồi dọa đuổi ra khỏi nhà, nghĩ cũng buồn cười.