Những học viên người Việt trong giai đoạn sơ cấp hoặc trung cấp thường gặp phải những lỗi sai ngữ pháp tương tự nhau. Nhiều lý do có thể giải thích cho tình trạng chung này như là luyện tập chưa đủ, sử dụng ngôn ngữ chưa thành thạo, … Trong đó một yếu tố quan trọng phải kể đến là sự khác biệt về ngữ pháp giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Chính sự khác biệt này cộng với, việc dịch từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ thứ hai là điều không tránh khỏi dẫn đến những lỗi sai phổ biến ấy. Qua bài viết này, tác giả sẽ chỉ ra những sự khác biệt đặc trưng về ngữ pháp giữa tiếng Anh và tiếng Việt, nhằm góp phần lý giải lý do của những lỗi sai ngữ pháp phổ biến và từ đó người đọc có được nhận thức và khắc phục lỗi sai tiếng Anh của mình.
Common Grammar Differences Between English and Vietnamese
Tenses - Grammar Differences Between English and Vietnamese
Sự khác nhau về thì tiếng Anh và tiếng Việt:
English
Tiếng Anh được chia làm ba thì chính là hiện tại, quá khứ và tương lai.
Thì hiện tại được chia làm 4 thì nhỏ bao gồm thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Thì quá khứ được chia làm 4 thì nhỏ bao gồm thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì quá khứ hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Thì tương lai được chia làm 4 thì nhỏ bao gồm thì tương lai đơn, thì tương lai tiếp diễn, thì tương lai hoàn thành, và thì tương lai hoàn thành tiếp diễn.
Vietnamese
Trong tiếng Việt, khái niệm chia thì (conjugation) không tồn tại. Người nghe hiểu được mốc thời gian đang được nhắc đến thông qua ngữ cảnh thay vì là ngữ pháp của động từ.
Ví dụ: khi diễn tả hành động ‘làm bài’ trong quá khứ
Tôi đã làm bài tập rồi.
Tôi làm bài tập vào hôm qua.
Ở ví dụ (1), chữ “đã” đóng vai trò thể hiện thì quá khứ, tuy nhiên ờ ví dụ (2), từ “đã” không được sử dụng nhưng người nghe vẫn ngầm hiểu được hành động đang nhắc đến là trong quá khứ dựa vào ngữ cảnh “hôm qua”.
Tuy nhiên, người nước ngoài khi học tiếng Việt sẽ được hướng dẫn quy tắc cơ bản để diễn tả “thì” như sau:
Hiện tại: Chủ ngữ + động từ
Ví dụ: Tôi chơi đá banh
Quá khứ: Chủ ngữ + đã + động từ
Ví dụ: Tôi đã chơi đá banh
Tương lai: Chủ ngữ + sắp/ sẽ + động từ
Ví dụ: Tôi sẽ chơi đá banh.
Đúc kết:
Qua đó có thể thấy rằng việc chia thì ở tiếng Anh là bắt buộc, trong khi đó, trong tiếng Việt, khái niệm chia thì không tồn tại và thông thường ‘thì’ được nhắc đến sẽ ngầm hiểu nhờ vào ngữ cảnh.
Việc chia thì trong tiếng Anh gắn liền với một khái niệm gọi là Inflectional Morphemes (hình vị hạn chế). Ví dụ về hình vị hạn chế như -ed, -ing, -s, -es,…
Ví dụ: Khi chia thì động từ từ thì hiện tại về quá khứ, quy tắc chung (trừ trường hợp đặc biệt) là thêm hình vị -ed vào động từ nguyên mẫu.
Play -> played
Kick -> kicked
Chính vì sự tồn tại của những hình vị trong tiếng Anh, học viên người Việt trình độ sơ cấp và trung cấp có xu hướng quên chia động từ về thì quá khứ.
Ví dụ: I go to school with my friends yesterday.
My brother gives me a nice present on my last birthday.
Bên cạnh đó, việc chia chính xác tổng cộng 12 thì trong tiếng Anh cũng gây trở ngại không nhỏ đối với học viên có ngôn ngữ mẹ đẻ không có hệ thống phân chia các thì chi tiết.
Ví dụ 1: Khi diễn tả về việc đã học tiếng Anh trong vòng hai năm
Tiếng Việt: Tôi học tiếng Anh được 2 năm rồi.
Tiếng Việt không phân chia giữa thì hiện tại đơn và hiện tại hoàn thành. Chính vì vậy, khi viết câu này sang tiếng Anh, nhiều học viên sẽ mắc lỗi sai như sau:
Ví dụ 2: Khi diễn tả về hành động tốt nghiệp được hoàn thành trong tương lai
Tiếng Việt: Tôi sẽ tốt nghiệp (xong) đại học vào năm tôi 22 tuổi.
Tiếng Việt không yêu cầu sự phân chia giữa tương lai đơn (Future tense) và tương lai hoàn thành (Future perfect). Do đó, khi viết câu này sang tiếng Anh, nhiều học viên sẽ mắc lỗi sai như sau:
I will graduate from university by the age of 22.
Sửa lại: I will have graduated from university by the age of 22.
Articles
Mạo từ được chia ra làm 2 loại là mạo từ xác định (Definite article) gồm The và mạo từ bất định (Indefinite Article) gồm A/ An.
Trong khi đó, tiếng Việt không yêu cầu sự xuất hiện của mạo từ a/an/ the trước danh từ.
Ví dụ 1: Mẹ tôi là bác sĩ.
Khi chuyển sang tiếng Anh, nhiều học viên, dưới ảnh hưởng của tiếng Việt mà lược bỏ đi mạo từ “a”.
Ví dụ 2: Buổi tiệc đám cưới được thực hiện ở nhà hàng sang trọng.
“Buổi tiệc” trong ví dụ 2 chỉ là một danh từ chỉ đối tượng cụ thể nhưng trong tiếng Việt, mạo từ không được sử dụng để thể hiện điều đó. Vì vậy, khi chuyển sang tiếng Anh, nhiều học viên sẽ mắc lỗi như sau.
The wedding party is held in a luxurious restaurant.
Correction: The wedding party is held in a luxurious restaurant.