Theo cuộc khảo sát của trang ResumeBuilder.com, về đánh giá và cảm nhận với nhân viên thế hệ Z (những người sinh ra từ giữa những năm 1990 đến đầu những năm 2010).
Trong cuộc khảo sát được thực hiện với 1.344 nhà quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp, có đến 74% cho rằng làm việc với thế hệ Z khó khăn hơn so với các thế hệ khác. Trong số đó, 49% nói rằng họ gặp khó khăn này toàn bộ hoặc hầu hết thời gian khi làm việc với thế hệ Z.
'Trong tổ chức của chúng tôi, những người thế hệ Z mà tôi đã gặp có thể rất khó chịu vì họ thiếu kỷ luật và thích thách thức bạn', ông Akpan Ukeme, trưởng bộ phận nhân sự tại công ty vận tải biển SGK Global Shipping Services (Mỹ), chia sẻ trong báo cáo khảo sát.
'Họ tự nghĩ họ giỏi hơn bạn, thông minh hơn bạn, có năng lực hơn bạn và họ sẽ nói thẳng vào mặt bạn', một người khác chia sẻ.
'Thế hệ Z cần tham gia vào công việc để hiểu được những kỹ năng chuyên môn cần thiết để thành công trong thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, trách nhiệm này không chỉ thuộc về họ' - bà Stacie Haller, trưởng cố vấn nghề nghiệp tại trang ResumeBuilder, nhấn mạnh.
'Các tổ chức giáo dục cần phải chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên về vấn đề này, và các nhà quản lý cũng như lãnh đạo doanh nghiệp cần phải học cách làm việc cùng thế hệ Z.
Đối xử định kiến với lao động trẻ không được chấp nhận, giống như đối xử với những lao động lớn tuổi mà chúng ta đã thấy với thế hệ Baby Boomers (những người sinh vào thập kỷ 1950).', bà Stacie Haller khuyên.
Do ảnh hưởng của đại dịch và các biện pháp phong tỏa, nhiều văn phòng và trường học đã phải chuyển sang hình thức trực tuyến, khiến cho nhiều gen Z chưa có cơ hội trải nghiệm hoàn toàn môi trường công sở thực tế.
'Để cải thiện khả năng thích ứng và hiệu quả làm việc tại công sở, gen Z nên tập trung vào các kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn, sẵn lòng tiếp nhận phản hồi và điều chỉnh khả năng thích ứng của bản thân' - bà Jennifer Stapleton, nhà quản lý tại công ty phần mềm và tiếp thị truyền thông xã hội Social Rise.
'So với các thế hệ khác, tôi nhận thấy gen Z có tinh thần sáng tạo và sẵn lòng thích ứng. Họ không ngần ngại đối mặt với thách thức và đề xuất những ý tưởng mới. Họ cũng đặc biệt quan trọng về sự chân thành và minh bạch, và mong đợi doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội và đạo đức. Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà tôi nghĩ gen Z cần cải thiện trong môi trường công sở, đó là kỹ năng giao tiếp của họ.
Mặc dù giỏi trong việc sử dụng các công nghệ giao tiếp số, gen Z vẫn có thể thiếu một số kỹ năng giao tiếp đòi hỏi sự tương tác trực tiếp. Họ có thể hưởng lợi từ việc phát triển các kỹ năng giao tiếp để xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn với đồng nghiệp và khách hàng' - ông Adam Garfield, giám đốc tiếp thị tại Công ty Hairbro, phát biểu.