Quá trình học ngoại ngữ của một người là hầu như không thể tránh khỏi được những ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ. Điều này là bởi vì tiếng mẹ đẻ là nguồn cung cấp hầu như tất cả các tài nguyên ngôn ngữ người học muốn chuyển hoá sang ngôn ngữ đích – bao gồm các khái niệm về thế giới quan được thể hiện qua các từ, cụm từ, thuật ngữ và thành ngữ. Ở những bước đầu trong việc học ngoại ngữ của một người, cụ thể là ở những kỹ năng thực hành (productive skills), việc tạo ra những câu, những cách diễn đạt trong ngôn ngữ đích thường xuất phát từ việc sử dụng phương pháp dịch lại từ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ đích. Từ đây, một kết luận có thể được rút ra chính là việc dịch đóng một vai trò thiết yếu trong việc học ngoại ngữ.
Tuy nhiên, phương pháp dịch cũng có những giới hạn của nó. Điều này đến từ sự bất đồng giữa ngôn ngữ đích và ngôn ngữ mẹ đẻ, thể hiện qua những khác biệt cơ bản về mặt ngữ pháp, trật tự từ, collocation, v.v. Do đó, sự lạm dụng việc dịch thường sẽ cho ra những cấu trúc diễn đạt mang tính gượng gạo, sai lệch so với chuẩn ngôn ngữ đích. Đặc biệt đối với việc học tiếng Anh của người Việt, việc dịch sát từ (word-for-word) đã chịu trách nhiệm phần lớn cho một loại ngôn ngữ trung gian được gọi là Vietlish – hay còn được hiểu là tiếng Anh của người Việt.
Bài viết này được thực hiện với mục đích nhằm nghiên cứu hiên tượng ngôn ngữ Vietlish này, thông qua gốc rễ của nó là việc dịch sát từ. Phạm vi nghiên cứu của bài viết này sẽ được giới hạn lại để tập trung chủ yếu về sự ảnh hưởng của tiếng Việt đối với việc học tiếng Anh.
Application of translation method in language learning
Dịch thuật còn có thể được coi như là một hình thức viết lách dưới các khuôn khổ. Điều này hàm ý rằng người dịch phải viết lại văn bản gốc, tức là văn bản trong tiếng mẹ đẻ của họ, sang một văn bản tương ứng trong ngôn ngữ đích.
Theo ngữ cảnh này việc dịch thuật không chỉ là đơn thuần là một sự tái sản xuất văn bản một cách máy móc, mà còn có thể được coi là một quy trình sáng tạo. Thuộc tính sáng tạo này của việc dịch thuật được thể hiện qua cách người dịch tái cấu trúc và tái vị trí lại những thành phần trong văn bản gốc, quyết định giữa nhiều lựa chọn từ khả thi, đồng lúc tuân theo những khuôn khổ của ngôn ngữ đích chính là các quy luật ngữ pháp tiếng Anh và collocation.
Ngoài ra, việc ứng dụng dịch thuật trong quy trình học, lẫn giảng dạy ngoại ngữ là vẫn cần thiết, dựa theo những lý do sau:
Lí do tự nhiên
Tất cả mọi người học ngoại ngữ đều có tiếng mẹ đẻ riêng – thứ mà họ không thể đặt sang một bên không ứng dụng. Vì vậy, việc dựa vào những cụm từ, cách diễn đạt trong tiếng mẹ đẻ mỗi khi người học gặp khó khăn trong việc viết hoặc nói trong ngôn ngữ đích là hoàn toàn có thể hiểu được. Điều này là hoàn tự nhiên về mặt tâm lý. Khi người học biết về một thứ, sẽ có khả năng cao là họ sẽ ứng dụng nó khi học về một thứ mới.
Ở trong vài lớp học ngoại ngữ, phương pháp dịch thuật có thể không được bao gồm trong chương trình trên lớp, nhưng điều này không có nghĩa là việc ứng dụng nó chưa bao giờ nảy ra trong đầu người học. Người học ngoại ngữ có khuynh hướng ứng dụng nguồn tài nguyên ngôn ngữ mẹ đẻ của họ qua việc so sánh trong quá trình học ngoại ngữ. Họ đã xây dựng kiến thức ngôn ngữ trong tiếng mẹ đẻ, vì vậy họ có thể được lợi từ một phương thức học tập được xây dựng dựa trên cách học trước đó của họ.
Lí do hiệu quả
Dịch thuật có thể được ứng dụng ở trong các lớp học vì những lí do thực dụng. Nói cách khác, nó mang tính thực dụng vì nó tiết kiệm thời gian. Giáo viên ngoại ngữ có thể tốn nhiều thời gian để giải thích một từ nào bằng ngôn ngữ đích, và có thể hoài công vô ích khi những từ họ sử dụng không hoàn toàn được hiểu rõ hay năm bắt bởi người học.
Tuy nhiên, nếu giáo viên sử dụng một vài từ ở trong ngôn ngữ mẹ đẻ cho việc giải thích, khả năng người học nắm bắt được ý nghĩa của từ ngoại ngữ sẽ cao hơn. Điều này đúng cho cả những kỹ năng tiếp nhận (receptive skills) và kỹ năng thực hành (productive skills). Một người học mà không thể hiểu được nội dung thì sẽ dễ bị mất hứng thú trong việc học hơn là một người học cố gắng bắt kịp nội dung dựa theo những manh mối từ tiếng mẹ đẻ.
Limitations of the translation method in English learning
Việc quá dựa dẫm vào dịch thuật ở những trình độ cao hơn có khả năng làm chậm người học trong quá trình sản xuất ra ngôn ngữ. Điều này là bởi vì việc dịch thuật thường tốn một khoảng thời gian không ít cho việc lựa chọn cấu trúc diễn đạt, lựa chọn từ và sắp xếp lại theo trình tự hợp ngữ pháp. Đối với những kỹ năng yêu cầu sự nhạy bén tức thì trong việc xử lí thông tin trong ngoại ngữ, như Speaking hay Listening, phương pháp dịch thuật có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực đến tốc độ tiếp nhận và sản xuất thông tin trong ngoại ngữ của người học.
Những người học ngoại ngữ đã quá lệ thuộc vào phương pháp dịch thuật sẽ khó có thể thoát ra quy trình khó nhọc này, và sẽ bị buộc phải bắt đầu việc sản xuất và hoàn thành việc tiếp nhận thông tin bằng tiếng mẹ đẻ củ họ. Chính vì vậy, người học tiếng Anh, khi đã nắm bắt được nền tảng về ngữ pháp và từ vựng của tiếng Anh, nên bắt đầu tập việc suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, dịch sát từ (word-for-word) dễ gây ra những cách diễn đạt sai lệch so với ngôn ngữ đích, ví dụ như sau:
Trong tiếng Việt, việc phân loại ngữ pháp về ý nghĩa số (số ít, số nhiều) được thực hiện bằng cách thêm số từ trước danh từ (Ví dụ: từ “những” trong “những cái bàn” thay vì thêm hậu tố “s” như trong tiếng Anh trong “these tables”).
Trong tiếng Việt, “những”, “các” thường được thêm vào đằng trước các danh từ đếm được để chỉ ý nghĩa số nhiều, trong khi đó, tiếng Anh lại thường thay đổi hình vị của các danh từ bằng cách thêm s/es vào cuối danh từ. Đây là một điểm khác biệt lớn giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Vấn đề có thể sinh ra từ sự khác biệt này đó là người Việt thường không để tâm đến khái niệm “danh từ đếm được” và “danh từ không đếm được” trong tiếng Anh, và vì vậy hay dễ có khuynh hướng thêm đuôi s/es vào các danh từ không đếm được như “information”, “research”, “knowledge”, khi muốn ám chỉ số lượng nhiều của những đối tượng này.
Ngoài ra, người học Việt còn nhiều lúc lựa chọn từ chưa được chính xác. Với những cụm từ nối liền nhau, người học có khuynh hướng tìm từ tiếng Anh tương đồng cho từng từ riêng lẻ trong cụm, rồi sau đó sẽ ráp chúng lại với nhau. Điều này dẫn đến những cách diễn đạt lệch chuẩn của ngôn ngữ đích.
Ví dụ: người Việt thường có một cách diễn đạt như: “học hỏi kiến thức”; nếu người học chuyển đổi cụm này sang tiếng Anh theo cách dịch từng từ một thì họ sẽ có khuynh hướng cao tạo ra một cụm như “learn knowledge”. Tuy nhiên, theo cách dùng của người bản địa, danh từ “knowledge” hầu như không được gắn với động từ “learn”, mà thường đi kèm với những động từ khác như là “acquire” hoặc là “gain”.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm những lỗi sai cơ bản khác trong quá trình học tiếng Anh của người Việt qua phần 1 của series này.
Vietlish language and common expressions in Vietnamese and their equivalent meanings in English
Dễ / khó làm gì đó
Ví dụ: Học sinh sẽ khó tập trung vào bài học với sự hiện diện của các thiết bị điện tử
- Incorrect usage: be easy/difficult to do something
- Correct usage: find it easy/difficult to do something
Students will find it difficult to concentrate on the lesson with the presence of mobile devices.
Cải thiện khuyết điểm
Ví dụ: Để trở nên thành công, một người cần phải khai thác những điểm mạnh của anh ta và cải thiện những khuyết điểm.
- Incorrect usage: improve one’s weakness
- Correct usage: improve on one’s weakness
“To achieve success, one must leverage their strengths and improve on their weaknesses”
Tốn nhiều chi phí
Ví dụ: Việc thực thi những thay đổi này sẽ tốn nhiều chi phí cho chính phủ
- Incorrect usage: to cost many expenses
- Correct usage: to incur many costs / expenses
The implementation of these changes will incur a lot of costs for the government
Làm tổn hại
- Example: Deforestation damages the environment.
- Incorrect usage: Make damage to
- Correct usage: Cause damage to / Do damage to
Deforestation causes damage to the environment
Chạy deadline
Ví dụ: Người làm việc trẻ thường phải chạy deadline cận kề.
Young employees often have to work under tight deadlines.Cập nhật thông tin
Ví dụ 1: Trang web này sẽ cập nhật thông tin của họ sớm nhất có thể.
Trong ví dụ 1, từ cập nhật mang nghĩa là chủ động cập nhật theo cách là đưa ra thông tin mới nhất. Vì vậy, cách dùng đúng của từ cập nhật trong ví dụ này là “to update something”
This webpage will update their information as soon as possible
Ví dụ 2: Người trẻ nên cập nhật thông tin mới nhất về những vấn đề toàn cầu.
Trong ví dụ 2, từ cập nhật mang nghĩa là theo kịp thông tin bằng cách theo dõi, tiếp nhận thông tin. Vì vậy cách dùng đúng của từ cập nhật trong ví dụ này là “to stay updated on something”
It's important for young individuals to stay informed about global events.
Kết luận
Moreover, when transferring resources from the mother tongue to the target language, learners also need to be aware of the fundamental differences between the two languages in terms of vocabulary and grammar levels.
Nguyễn Văn Đăng Duy