Cốt truyện của trò chơi và series The Last of Us trên HBO xoay quanh việc nấm Cordyceps lây nhiễm sang người. Vậy loài nấm này có thật ngoài đời như thế nào?
Trong The Last of Us, bệnh nhiễm trùng não do nấm Cordyceps tạo ra một đại dịch kinh hoàng. Tập đầu tiên của loạt phim bắt đầu với cảnh tranh luận giữa hai nhà khoa học về mối đe dọa lớn nhất cho loài người vào năm 1960, khi một người cho rằng nấm là mối nguy hơn cả vi khuẩn hay virus. Sau đó, câu chuyện chuyển sang năm 2003, theo dõi cuộc sống của Joel, Tommy và Sarah Miller ở Texas.
Phân cảnh này dự báo sự lây nhiễm ở con người, kết thúc bằng sự bùng phát. Đến năm 2023, Joel
Giới thiệu về nấm Cordyceps trong thực tế
Thực tế, nấm Cordyceps tồn tại với hơn 600 loại khác nhau và có khả năng ký sinh giống như trong series truyền hình The Last of Us. Tuy nhiên, chúng thường ký sinh trên côn trùng và các động vật chân đốt khác, thậm chí có thể gây chết vật chủ. Đa phần các chủng nấm Cordyceps tập trung ở châu Á, phát triển mạnh trong môi trường rừng rậm và khí hậu nóng ẩm.
Đông trùng hạ thảo cũng là một loại nấm Cordyceps
Virus trong The Last of Us ảnh hưởng thế nào đến con người?
Vì nấm này chủ yếu lây nhiễm lên côn trùng, vậy làm sao chúng tác động đến con người? Trong đoạn mở đầu, hai nhà khoa học gắn sự lây nhiễm với vấn đề nóng lên toàn cầu. Họ giải thích rằng hầu hết bệnh nấm ảnh hưởng đến côn trùng không thể tồn tại trong nhiệt độ cơ thể người.
Sự nóng lên toàn cầuNếu Trái Đất ngày càng nóng, nấm có thể thích nghi và sống trong nhiệt độ cao hơn, từ đó chịu được nhiệt độ cơ thể người. Đây là chi tiết mới trong series HBO The Last of Us, giải thích khởi nguồn của sự lây nhiễm nấm Cordyceps lên não người. Trong nhiều thập kỷ từ khi nhà khoa học đề cập đến nỗi sợ của mình cho đến năm 2003, khi Joel và Sarah chứng kiến sự bùng phát, nấm Cordyceps đã đột biến để lây nhiễm con người, đặt nền móng cho câu chuyện trong The Last of Us.