Rise of the Ronin: Siêu phẩm vượt ra khỏi ranh giới “an toàn” của Team Ninja
Death Stranding Director’s Cut trên iOS, macOS và iPadOS: “Ship” một kỷ nguyên gaming đầy hứa hẹn vào hệ sinh thái Apple
Bạn đã có thể chơi Doom bằng vi khuẩn đường ruột, nhưng sẽ mất 599 năm để “phá đảo”
The Last of Us Part II Remastered: Không chỉ đơn giản là nâng cấp đồ họa, đây là hai lý do chính mà các fan của series nên trải nghiệm phiên bản nàyChỉ vừa ra mắt năm 2020, liệu một phiên bản remastered có cần thiết cho The Last of Us Part II không?
Ra mắt vào tháng 6 năm 2020, The Last of Us Part II là tựa game độc quyền cho hệ máy PlayStation và đã gây tiếng vang nhờ đồ họa cực kỳ chân thực, âm thanh sống động, gameplay hấp dẫn cũng như một cốt truyện gây tranh cãi. Đến cuối năm 2023, nhà phát triển Naughty Dog đã công bố phiên bản nâng cấp (remastered) của trò chơi, gọi là The Last of Us Part II Remastered. Tựa game đã chính thức được phát hành cho PlayStation 5 vào ngày 19 tháng 1 năm 2024.
Trước đó, nhiều game thủ đã cho rằng một phiên bản remastered của The Last of Us Part II là không cần thiết vì phiên bản gốc vốn dĩ chỉ vừa ra mắt và đồ họa vẫn còn ở đỉnh cao, nhưng phiên bản này không chỉ mang đến những nâng cấp ở đồ họa, mà còn có thêm nhiều chế độ chơi hấp dẫn, xứng đáng với cái giá 10 USD mà người dùng đang sở hữu phiên bản gốc cần trả thêm cho bản remastered.
Nâng cấp đồ họa
Đầu tiên, cần phải nói rõ những nâng cấp đồ họa sẽ không phải lý do chính để bạn mua phiên bản remastered này vì tựa game ra mắt năm 2020 cho PS4 đã nhận được nâng cấp cho PS5 từ trước. Tuy nhiên, đồ họa của bản remastered vẫn có những thay đổi mà bạn có thể nhận thấy.
Phiên bản Remastered có sự nâng cấp nhẹ ở đồ họa
Chỉ sau vài phút chơi, bạn sẽ nhận thấy tại sao bản remastered lại chính là phiên bản đẹp nhất của The Last of Us Part II. Chơi ở chế độ ưu tiên đồ họa (fidelity) trên PS5, có tính năng hiển thị ở độ phân giải 4K nguyên bản, bạn sẽ ấn tượng với độ sắc nét ngay cảnh mở đầu của game với bàn tay Joel trên cây đàn guitar. Một mức độ chi tiết đáng kinh ngạc hiện diện trong từng nếp nhăn và vết chai trên tay của anh.
Mặc dù câu chuyện chính vẫn giống với bản gốc, nhưng những cải tiến về đồ họa sẽ làm thế giới vốn đã rất đẹp mắt của game trở nên chân thực hơn. Kết hợp với sức mạnh của PS5 và phản hồi xúc giác của bộ điều khiển DualSense, trải nghiệm The Last of Us Part II chưa bao giờ tốt đến thế.
Ngôi sao của bản Remastered: Những chế độ chơi mới
Nhưng dù sao, đồ họa sẽ không phải điều đáng chú ý nhất trên The Last of Us Part II Remastered, mà đó chính là những chế độ chơi mới được thêm vào.
Một số chỉ là những chế độ tương đối nhỏ. Có một chế độ guitar nơi bạn có thể chơi đàn guitar tùy thích. Sử dụng touchpad của bộ điều khiển PlayStation để vuốt dây đàn guitar là một trong những điểm nổi bật của phiên bản gốc và thật tuyệt khi có thể thoải mái sử dụng nó ở một chế độ riêng, bạn có thể thay đổi nhân vật cho chế độ này. Bạn cũng có thể mở khóa trang phục để mặc trong New Game Plus khi chơi trò chơi chính, ví dụ như Ellie mặc áo T-shirt của Death Stranding.
Chế độ chơi đàn guitar trong game sẽ rất hấp dẫn với những ai mê âm nhạc
Bạn cũng có thể điều chỉnh trò chơi một chút theo ý thích để có những trải nghiệm vui vẻ trong phần chơi New Game Plus. Chẳng hạn, bạn có thể mở khóa đạn vô hạn, hạ gục địch trong một đòn và thậm chí cả làm chậm thời gian khi nhắm mục tiêu. Điều này giúp bạn có thể chơi lại cốt truyện của game mà không quá chán. Hoặc nếu thích thử thách hơn, bạn có thể chọn chế độ permadeath (đi lại từ đầu game mỗi khi nhân vật 'game over') hay đồng hồ speed run để bạn theo dõi thời gian tốt nhất của mình khi chơi phần cốt truyện nhanh nhất có thể.
Những thay đổi nhỏ này sẽ giúp bạn trải nghiệm lại phần cốt truyện game theo một cách mới lạ hơn, nhưng hai nâng cấp ấn tượng nhất của The Last of Us Part II Remastered lại nằm ở ngoài phần chơi chính, mà chính là hai chế độ chơi mới được thêm vào.
Lost Levels
Giống như hầu hết các phiên bản remastered của những game khác, The Last of Us Part II Remastered cũng có những thứ như hình ảnh hậu trường, ảnh ý tưởng để bạn biết nhiều hơn về quá trình làm game. Nhưng nó còn tiến một bước xa hơn bằng cách cung cấp ba cấp ba màn chơi vốn từng được lên kế hoạch đưa vào game nhưng cuối cùng bị hủy bỏ.
Tất cả ba màn chơi chơi xổ sốu ở các trạng thái hoàn thành khác nhau, một số màn chơi không có lồng tiếng và một số chưa có hoạt ảnh tối ưu, nhưng tất cả đều đã hoàn thiện đủ để bạn có thể chơi qua chúng từ đầu đến cuối. Một màn chơi là Ellie đang săn một con lợn rừng, màn chơi khác là cảnh cô lang thang trong một bữa tiệc ở thị trấn nhỏ Jackson, và màn cuối cùng là cảnh cô bò qua một cái cống bẩn thỉu.
Ellie tưởng tượng một con Clicker là Joel trong màn chơi bị cắt bỏ
Trước mỗi phần là một video của đạo diễn Neil Druckmann giải thích về màn chơi và tại sao nó lại bị cắt khỏi bản phát hành cuối cùng, mà phần lớn là do ảnh hưởng đến nhịp độ game.
Nhưng phần hay nhất là bình luận của nhà phát triển trong chính các màn chơi. Khi chuyển qua từng phần ngắn, bạn sẽ đi đến các checkpoint mà bạn có thể nghe được bình luận từ nhà phát triển về thời điểm hoặc địa điểm cụ thể đó. Những bình luận này thực sự đi sâu vào thiết kế trò chơi, trình bày chi tiết những thứ nhỏ nhặt như vị trí của một chiếc thang và cách các nhà thiết kế sử dụng các tùy chọn góc camera khác nhau.
Các hãng game thường giữ kín quá trình phát triển của mình nên những màn chơi như thế này là điều cực kỳ đặc biệt, nhất là với một tựa game danh tiếng như TLOS.
No Return
Bên cạnh những màn chơi bị loại bỏ, thì TLOS Remastered còn mang đến chế độ No Return theo phong cách 'roguelike'. Xuất phát từ tựa game Rogue ra mắt từ những năm 1980, 'roguelike' phát triển thành một nhánh phụ của thể loại game nhập vai trong đó môi trường thường thay đổi ngẫu nhiên, phải chơi lại từ đầu khi nhân vật chết, khám phá đường đi và tập trung vào tiêu diệt kẻ địch.
Những tựa game roguelike nổi tiếng trên PS5 bao gồm Returnal và gần đây nhất là DLC Valhalla của God of War. Với gameplay chứa đựng một trong những màn combat hay nhất thế giới game hiện nay, ý tưởng về một chế độ roguelike tập trung hoàn toàn vào chiến đấu và tồn tại có vẻ rất phù hợp với TLOS Remastered.
'No Return' là chế độ trong đó bạn chiến đấu thông qua một loạt các cuộc chạm trán ngẫu nhiên, mở khóa trang bị và vũ khí mới trên, đồng thời cố gắng tiến càng xa càng tốt trước khi chết và khởi động lại. Chế độ này không có cốt truyện giống như bản mở rộng Valhalla của God of War. Bạn chỉ cần chọn một trong những nhân vật chính của trò chơi, khởi đầu chỉ có Ellie và Abby, nhưng bạn mở khóa các nhân vật khác khi chơi. Mỗi người trong số họ có một phong cách chơi riêng với các lựa chọn và kho súng độc đáo, từ khả năng cận chiến thành thạo của Abby cho đến khả năng chế tạo vượt trội của Dina.
Bạn sẽ chơi những màn ngắn và tương đối khép kín, đồng thời mục tiêu thường xuyên thay đổi. Đôi khi bạn sẽ chiến đấu chống lại làn sóng kẻ thù, những lần khác bạn phải sống sót trước sự tấn công dữ dội trong một khoảng thời gian nhất định. Cũng có màn chơi bạn cần phải thâm nhập và mở khóa két sắt được bảo vệ nghiêm ngặt. Điều này buộc bạn phải thay đổi phong cách chơi giữ tấn công liên tục và lén lút tùy theo từng mục tiêu.
Chế độ No Return là điểm nhấn chính trong phiên bản này
Chế độ No Return cũng khiến bạn có cảm giác muốn thử qua nhiều loại vũ khí hơn, thay vì chỉ dùng một vài thứ quen thuộc trong phần chơi cốt truyện chính.
Nếu bạn là người thích thử thách, chế độ này có thể gây nghiện đến mức khó tin – các màn chơi, đánh trùm và lộ trình luôn thay đổi giúp cho chế độ này luôn mới mẻ và thú vị, ngay cả sau nhiều giờ chơi.
The Last of Us Part II Remastered là cách tốt nhất để trải nghiệm The Last of Us Part II
Là một tựa game mới chỉ ra mắt vào năm 2020, việc phát hành một phiên bản Remastered đã khiến nhiều game thủ hoài nghi về chất lượng, nhưng Naughty Dog đã tạo ra một phiên bản có thể đem lại nhiều cảm xúc cho fan của The Last of Us.
Về bản chất, The Last of Us Part II Remastered không tập trung vào việc nâng cấp về mặt hình ảnh; phiên bản này chủ yếu tập trung vào chế độ Lost Levels, nơi người chơi sẽ có cơ hội hiểu sâu hơn về tựa game sau khi hoàn thành màn chơi chính, và No Return là một chế độ chơi hoàn toàn mới.
Câu hỏi được đặt ra là, nếu bạn đã chơi bản gốc thì liệu bản remaster này có đáng để mua không? Nếu bạn là fan của series này thì chắc chắn việc nâng cấp $10 là xứng đáng. Chính No Return đã đáng giá với cái giá phải trả, và tất cả các cải tiến về đồ họa, hỗ trợ tay cầm PS5 và các phần chơi được bỏ qua trong bản gốc, là những điều mà bạn sẽ đánh giá cao.
Nếu bạn thường xuyên tái chơi một tựa game yêu thích mỗi hai hoặc ba năm, hoặc bạn chưa từng trải nghiệm The Last of Us Part II, thì đây là cách tốt nhất để trải nghiệm tựa game này. Đặc biệt khi phần hai của bộ phim live-action The Last of Us sắp ra mắt vào năm tới.