Trường Quốc Tử Giám ở Huế mang trong mình vẻ đẹp cổ kính của di tích duy nhất từ thời phong kiến. Hiện nay, đây là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của nước ta (Ảnh: Sưu tầm)Ngoài những danh lam thắng cảnh như: Đại Nội Huế, chùa Thiên Mụ, sông Hương, núi Ngự… thì trường Quốc Tử Giám cũng là một trong những điểm du lịch ấn tượng của Huế, thu hút nhiều du khách tham quan hằng năm. Tại đây, bạn có thể lắng nghe nhiều câu chuyện lịch sử hấp dẫn và chiêm ngưỡng những hiện vật cổ từ thời xa xưa.
1. Tóm tắt về trường Quốc Tử Giám ở Huế
1.1. Giới thiệu về trường Quốc Tử Giám
Công trình có tuổi đời hàng trăm năm (Ảnh: Sưu tầm)Trường Quốc Tử Giám ở Huế là trường đại học đầu tiên được xây dựng dưới thời vua Gia Long, vào năm 1803. Ban đầu được thành lập, trường có tên là Đốc Học Đường, sau này được vua Minh Mạng đổi tên thành Quốc Tử Giám (1820).
Hiện nay, đây là Bảo tàng Lịch sử và Cách Mạng Thừa Thiên Huế, là di tích lịch sử văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới kèm theo nhiều di tích nổi tiếng của cung đình triều Nguyễn.
1.2. Trường Quốc Tử Giám đặt ở đâu?
Trên bản đồ du lịch Huế, trường Quốc Tử Giám là một trong những di tích danh thắng nổi tiếng. Địa chỉ trước đây của trường là ở An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách Kinh thành Huế chừng khoảng 5km về phía Tây. Nay nằm trong địa phận làng An Bình, gần với làng Long Hồ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Vị trí của trường rất đặc biệt, nằm cạnh Văn Miếu, hướng ra sông Hương. Do đó, phong cảnh tự nhiên ở đây cũng rất đẹp, trầm mặc phản ánh chính xác nét cổ kính, trữ tình của Huế thương.
Khuôn viên rộng rãi, xanh mát của Quốc Tử Giám Huế (Ảnh: Sưu tầm)2. Nhìn lại sự lịch sử dài 1000 năm của Quốc Tử Giám - Trường đại học đầu tiên của Việt Nam
2.1. Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm nào?
Vào tháng 8 năm 1803, ngôi trường đại học đầu tiên mang tên Đốc Học Đường (hoặc còn gọi là Quốc Học Đường) được thành lập.
Năm 1820, vua Minh Mạng quyết định đổi tên trường này thành Quốc Tử Giám. Năm 1945, khi triều Nguyễn sụp đổ, trường Quốc Tử Giám cũng kết thúc sứ mệnh. Tuy vậy, đây vẫn là trường đầu tiên có ảnh hưởng lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Cụ thể, nơi đây đã ghi dấu của hơn 500 tiến sĩ, phó bảng dưới thời triều Nguyễn.
Ngôi trường là nơi đào tạo nhân tài dưới thời nhà Nguyễn (Ảnh: Sưu tầm)2.2. Trường Quốc Tử Giám ở Huế ngày nay
Quốc Tử Giám ở Huế hiện nay là Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại trên đất nước. Bên cạnh đó, đây cũng là trường có chức năng thực hiện công tác tuyên truyền, nghiên cứu, giáo dục khoa học đối với từng hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn về việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể về văn hóa, lịch sử và về các bảo tàng trên địa bàn tỉnh.
Ngày 11/12/1993, trường được lưu danh di sản văn hóa thế giới kèm theo hệ thống di tích cung đình nhà Nguyễn.
Vẻ đẹp trầm mặc tại Quốc Tử Giám Huế (Hình: Sưu tầm)3. Những điều đặc biệt của Trường Quốc Tử Giám là gì?
Các điểm du lịch Huế luôn thu hút khách bởi vẻ đẹp cổ kính và sự thiên nhiên trữ tình. Trường Quốc Tử Giám cũng là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở địa phương.
3.1. Kiến trúc cổ của Trường Quốc Tử Giám
Ban đầu, khi mới xây dựng, trường chỉ có một tòa chính và hai dãy nhà nhỏ hai bên - đây là khu vực của quan Chánh, Phó Độc Học giảng dạy. Đến thời vua Minh Mạng, trường được mở rộng quy mô lớn hơn.
Năm 1821, nhà vua quyết định xây thêm tòa Di Luân Đường và hai dãy nhà học bên cạnh. Mỗi dãy có 19 gian phòng, nơi sinh viên làm bài, đọc sách. Năm 1848, thêm một tòa nhà 9 gian và hai dãy cư xá - mỗi bên 2 gian cho sinh viên. Lúc đó, đây là trường đại học duy nhất ở kinh thành nên sinh viên đông đúc.
Bảng trước tại Quốc Tử Giám HuếNăm 1908, trường Quốc Tử Giám được di dời vào bên trong Kinh Thành. Lúc này, trường bao gồm: Di Luân Đường, hai dãy phòng học hai bên, dãy cư xá của sinh viên ở phía trước, tòa Tân Thơ Viện ở phía sau. Ngoài ra, còn có nơi lưu trú của quan Tế Tửu, Tư Nghiệp và các viên chức khác.
Năm 1923, Tân Thơ Viện được chuyển thành bảo tàng Khải Định. Do đó, trường xây thêm Thư Viện Bảo Đại. Kiến trúc của trường ít thay đổi từ đó đến nay vì vào tháng 8/1945, vai trò của trường Quốc Tử Giám kết thúc.
3.2. Các cổ vật tại Quốc Tử Giám - Huế
Khi ghé thăm trường đại học đầu tiên ở kinh kỳ, du khách có thể khám phá 32 bảng khắc tên của 293 tiến sĩ dưới triều Nguyễn. Bên cạnh đó, bảo tàng còn trưng bày nhiều hiện vật về văn hóa, lịch sử như xe bọc thép, xe tăng, súng phòng không.
Nhiều hiện vật được trưng bày ngoài trời4. Ghi chú khi thăm Quốc Tử Giám - Huế
Khi ghé thăm trường Quốc Tử Giám Huế, du khách cần lưu ý những thông tin sau:
- Nên chọn trang phục lịch sự, trang nghiêm.
- Để đảm bảo an toàn, tránh hút thuốc và mang các vật liệu dễ cháy nổ trong khuôn viên.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Không làm tổn hại đến các hiện vật, không viết hoặc vẽ lên các hiện vật trưng bày tại Quốc Tử Giám.
- Phải tuân thủ các quy định riêng tại địa điểm tham quan.
Trường Quốc Tử Giám là một trong những di tích danh thắng nổi tiếng ở Huế. Không chỉ có giá trị văn hóa, lịch sử, đây còn là điểm tham quan, ngắm cảnh bên bờ sông Hương thơ mộng, tuyệt đẹp. Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Huế, hãy dành thời gian khám phá Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng để hiểu thêm về những công trình lịch sử, liên quan đến sự phát triển của dân tộc!
Khi đi du lịch Huế, nên kết hợp thăm Hội An vì hai địa điểm du lịch này gần nhau. Đến Hội An, đừng quên nghỉ tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An và tham quan VinWonders Nam Hội An để có những trải nghiệm vui chơi giải trí đa dạng, phong phú.
Bên bờ biển hoang sơ, Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An mang đến cho du khách những kỷ niệm nghỉ dưỡng không thể quên.Khám phá giá trị văn hóa Việt tại VinWonders Nam Hội An