Giao dịch token trước khi ra mắt (pre-launch) đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến trong cộng đồng đầu tư tiền điện tử, mặc dù gây ra biến động giá lên đến 20 lần so với sau khi ra mắt token.
Trước khi sự kiện TGE (Token Generation Event)* diễn ra, các loại tiền điện tử như token của Wormhole (W) đã ghi nhận sự biến động vượt trội hơn 3.000% so với 100% chỉ sau một tuần ra mắt, được đo bằng độ biến động lịch sử dựa trên độ lệch chuẩn của lợi nhuận trong bảy ngày, tính toán dựa trên giá trung bình có trọng số theo khối lượng (VWAP)*.
Biến động của token Jupiter (JUP) đã tăng lên khoảng 2.800% trước khi ra mắt, sau đó giảm xuống chỉ còn khoảng 150%.
Nguồn: Keyrock
Theo báo cáo từ Keyrock, việc hiểu rõ mức độ thanh khoản của thị trường ảnh hưởng đến biến động của token có thể giúp các nhà giao dịch đưa ra quyết định rủi ro hợp lý hơn và tính toán cẩn thận hơn.
“Sự chênh lệch về mức độ biến động trước và sau TGE nhấn mạnh vai trò quan trọng của thanh khoản trong việc duy trì sự ổn định của thị trường. Hiện tượng này không chỉ làm nổi bật sự quan trọng của sự phong phú của thị trường để phát hiện giá một cách hiệu quả mà còn là một chỉ báo quan trọng cho cả người mua và người bán.”
Vì thiếu thanh khoản trong các thị trường trước khi ra mắt, giai đoạn khám phá giá của token trước TGE đã biến mất.
Giai đoạn khám phá giá là thời điểm mà giá của một tài sản được thiết lập thông qua sự tương tác giữa người mua và người bán. Trong giai đoạn này, giá được điều chỉnh liên tục dựa trên thông tin mới, tâm lý thị trường và yếu tố cung cầu. Điều này là rất quan trọng đối với bất kỳ thị trường nào, giúp xác định giá trị hợp lý của tài sản dựa trên giao dịch thực tế.
Theo Keyrock, “nếu không có sự thanh khoản, thì không thể có giai đoạn khám phá giá”.
Dù thiếu thanh khoản và biến động, giao dịch trước TGE vẫn là một xu hướng ngày càng phổ biến, khi ngày càng nhiều nhà đầu tư sẵn lòng đối mặt với rủi ro để trở thành những người đầu tiên tiếp cận các dự án tiền điện tử mới với hy vọng có lợi nhuận cao hơn.
Một lượng lớn các giao dịch mua trước ra mắt, đặc biệt từ các nhà đầu tư lớn (còn được gọi là cá voi), dường như được thúc đẩy bởi tâm lý FOMO đối với một dự án cụ thể. Điều này thường dẫn đến việc cá voi mua vào với mức giá tương đối cao.
“Thị trường cá voi lại kể một câu chuyện khác, trải qua một đợt tăng đột ngột chỉ trong vài ngày trước TGE. Đợt tăng này có thể được kích thích bởi một làn sóng FOMO mạnh mẽ, khi mà người mua chiếm đến 80% hoạt động của thị trường.”
Do sự gia tăng biến động, hầu hết các thị trường trước TGE đều không mang lại lợi nhuận cho người mua.
Đến hơn 95% nhà đầu tư trước ra mắt token ENA và PIXEL đều có lợi nhuận
Bất kể sự biến động ban đầu tăng cao, hơn 95% nhà đầu tư trước ra mắt đã mua token ENA của Ethena Labs (ENA) và PIXEL của Pixels hiện đều có lãi, cho thấy tiềm năng đầu tư trước TGE.
Token ENA hiện đang tăng 14% từ khi ra mắt, trong khi PIXEL giảm hơn 31% từ khi ra mắt.
Nguồn: Keyrock
Tuy nhiên, các lần ra mắt token khác không thu hút được nhiều sự quan tâm. Hơn 60% nhà đầu tư trước ra mắt mua Portal (PORTAL) đã ghi nhận thua lỗ khi token giảm hơn 82% kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 2.
*Sự kiện tạo token (Token Generation Event - TGE) là quá trình mà một công ty hoặc dự án phát hành và phân phối token kỹ thuật số cho người dùng hoặc nhà đầu tư. Đây là một phương thức huy động vốn tương tự như Initial Coin Offering (ICO) nhưng tập trung vào quá trình kỹ thuật của việc tạo và phát hành token.
*Độ biến động lịch sử (Historical Volatility) là một chỉ số đo mức độ dao động của giá một tài sản trong quá khứ, thường được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro hoặc không chắc chắn liên quan đến giá của tài sản đó.
*Độ lệch chuẩn của lợi nhuận bảy ngày (Seven-Day Standard Deviation Returns) là một thống kê cho biết mức độ phân tán của các lợi nhuận hàng ngày trong một khoảng thời gian bảy ngày. Độ lệch chuẩn cao hơn cho thấy lợi nhuận hàng ngày biến động nhiều hơn, trong khi độ lệch chuẩn thấp hơn cho thấy lợi nhuận ổn định hơn.
*Giá trung bình có trọng số theo khối lượng (Volume-Weighted Average Price – VWAP): là một chỉ số giá được tính bằng cách lấy tổng giá trị giao dịch (giá nhân với khối lượng) chia cho tổng khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể. VWAP cung cấp cái nhìn chính xác hơn về giá trị thực sự của tài sản vì nó xem xét cả giá và khối lượng giao dịch.
Dựa trên thông tin từ Cointelegraph