Thiên An Môn | |||
"Tiān'ānmén" trong Chữ Hán giản thể (trên) và Chữ Hán phồn thể (dưới) | |||
Giản thể | 天安门 | ||
---|---|---|---|
Phồn thể | 天安門 | ||
Bính âm Hán ngữ | Tiān'ānmén | ||
|
Thiên An Môn (giản thể: 天安门; phồn thể: 天安門; bính âm: LTiān'ānmén) là cửa chính của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Nó nằm ở bên bắc Quảng trường Thiên An Môn.
Ban đầu, cổng này được gọi là Thừa Thiên Môn (giản thể: 承天门; phồn thể: 承天門; bính âm: chéngtiānmén). Cửa đã bị sét đánh hư hỏng vào năm 1457 và không được sửa chữa cho đến năm 1465. Trong cuộc chiến cuối cùng của triều Minh, nó bị hủy hoại một lần nữa. Năm 1644, trong thời kỳ Minh Thanh, cửa bị quân nổi dậy dưới sự chỉ huy của Lý Tự Thành thiêu cháy. Là một trong những công trình kiến trúc chính thức của Trung Quốc, cổng này có mái độc đáo và phong phú nhất. Nó có nhiều tượng trang trí nhất trên mái - mỗi bộ 10 tượng.
Trước cổng là hai tượng sư tử đứng bảo vệ và hai tượng canh gác cầu. Hai cột đá - mỗi cột có một con thú trên đỉnh - cũng đứng trước cổng. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ hoàng đế trong Tử Cấm Thành; con thú nhìn ra ngoài (hướng nam) sẽ khiển trách hoàng đế nếu ông ở ngoài quá lâu. Đồng thời, con thú nhìn vào trong (hướng bắc) cũng sẽ khiển trách hoàng đế nếu ông ở trong quá lâu.
Trung tâm của cổng có bức chân dung khổng lồ của Mao Trạch Đông, còn các bức tường ở phía đông và phía tây đều có những biểu ngữ to lớn; phía bên trái viết 'Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vạn tuế' (tiếng Trung: 中华人民共和国万岁), trong khi phía bên phải có viết 'Đại đoàn kết nhân dân thế giới vạn tuế' (tiếng Trung: 世界人民大团结万岁). Trước đây cả hai biểu ngữ đều viết bằng chữ Hán thượng nhưng bây giờ đều được viết bằng chữ Hán thượng đơn giản. Ý nghĩa của các biểu ngữ này rất trang trọng, với cụm từ 'vạn tuế' (tiếng Trung: 万岁) từng chỉ dành riêng cho hoàng đế nhưng nay đã được mở rộng ra cho người dân.
Thiên An Môn đã được thêm vào quốc huy của Trung Quốc.