1. Vai Trò Của Vitamin D Trong Cơ Thể
Vitamin D là một dưỡng chất tan trong chất béo, rất quan trọng đối với cơ thể. Vitamin D có hai dạng chính:
-
Dạng thứ nhất là Vitamin D2, còn được gọi là ergocalciferol.
-
Dạng thứ hai là Vitamin D3, còn gọi là cholecalciferol.
Cả hai loại dưỡng chất đều có thể được cung cấp thông qua thực phẩm hàng ngày. Riêng với Vitamin D3, cơ thể cũng có khả năng tổng hợp nó từ ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc với da.
Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng có thể tăng cường Vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Thành phần dinh dưỡng này còn đóng vai trò quan trọng trong cơ thể như:
-
Hấp thu canxi: Vitamin D giúp cơ thể hấp thu và chuyển hóa canxi qua ruột, phân phối những dưỡng chất cần thiết đi khắp cơ thể. Đồng thời giữ vai trò tái hấp thu canxi. Ngoài ra, Vitamin D còn giúp điều hòa, ổn định lượng canxi trong máu.
-
Bảo vệ cấu trúc xương răng: do canxi đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xương và răng. Do đó, Vitamin D là dưỡng chất cần thiết để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho sự phát triển ổn định của cơ thể.
-
Ảnh hưởng đến các hormone: tham gia vào quá trình sản xuất và hoạt động của insulin và hormone tuyến giáp.
-
Hỗ trợ hệ miễn dịch: giúp hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn, chống lại virus, vi khuẩn, và ngăn ngừa một số loại bệnh như cảm cúm.
2. Tác Động Của Thiếu Vitamin D Gây Ra Những Bệnh Gì?
Với vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, Thiếu Vitamin D có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như:
-
Hen Phế Quản: Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều hòa nó. Ở những người mắc hen phế quản hoặc viêm phế quản mạn tính, Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm ảnh hưởng đến chức năng phổi, đặc biệt ở trẻ em.
-
Tim Mạch: Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh như rối loạn nhịp tim, xơ vữa, tắc mạch, đột quỵ,…
-
Loãng Xương: Mật độ xương phụ thuộc lớn vào lượng Vitamin D hấp thụ mỗi ngày. Thiếu Vitamin D có thể làm suy yếu xương, tăng nguy cơ gãy xương.
-
Răng: Vitamin D ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu trúc của răng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
-
Nhiễm Trùng: Thiếu Vitamin D có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như lupus, mẩn ngứa,… hoặc bệnh viêm nội tạng như viêm ruột, viêm khớp dạng thấp,…
-
Bệnh Tâm Lý: Vitamin D ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, có thể gây ra các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Nếu mật độ cấu trúc xương trong cơ thể không ổn định, có thể dẫn đến bệnh loãng xương
3. Các Biểu Hiện Thiếu Vitamin D Là Gì?
-
Ra Mồ Hôi Nhiều: Thiếu hụt Vitamin D làm giảm hàm lượng serotonin, dẫn đến tình trạng ra mồ hôi nhiều, đặc biệt ở trán và lòng bàn tay.
-
Rụng Tóc: Thiếu Vitamin D khiến chu kỳ mọc tóc không ổn định, dẫn đến tóc mọc chậm, dễ gãy rụng.
-
Ảnh Hưởng Đến Răng: Răng mọc chậm, lộn xộn, không đều, có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống sau này, đặc biệt ở trẻ em.
-
Đau Nhức Cơ, Xương Khớp: Những người thiếu Vitamin D thường phải chịu đau ở lưng, các khớp gối, cổ tay/ chân,…
-
Một Số Triệu Chứng Khác: Táo Bón, Chán Ăn, Mệt Mỏi, Khó Ngủ, Suy Giảm Trí Nhớ,…
Cơ Thể Sẽ Thế Nào Nếu Thiếu Cung Cấp Dưỡng Chất Thiết Yếu Như Vitamin D?
4. Gợi Ý Về Việc Bổ Sung Vitamin D
Mặc Dù Cần Thiết Nhưng Bạn Chỉ Nên Bổ Sung Vitamin D Với Liều Lượng Phù Hợp, Tùy Theo Độ Tuổi Và Tình Trạng Sức Khỏe. Việc Sử Dụng Quá Liều Cũng Có Thể Gây Ra Một Số Vấn Đề Sức Khỏe Như Buồn Nôn, Chán Ăn,… Hoặc Nghiêm Trọng Hơn Như Tăng Huyết Áp, Suy Thận, Trào Ngược Dạ Dày,…
Khuyến Nghị Về Việc Bổ Sung Vitamin D Như Thế Này:
Bổ Sung Theo Nhu Cầu Hằng Ngày
Trẻ em <18 tháng tuổi |
400 IU/ngày |
Trên 1 tuổi - dưới 50 tuổi |
600 IU/ngày |
Người trưởng thành 50 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai |
800 IU/ngày |
Với Trường Hợp Sử Dụng Viên Uống
Nếu Cần, Bổ Sung Vitamin D Bằng Viên Uống Cần Tuân Theo Hướng Dẫn Của Bác Sĩ Để Đảm Bảo Hiệu Quả Trong Quá Trình Điều Trị Và Phòng Tránh Nguy Cơ Ngộ Độc Hoặc Quá Liều,...
Trẻ <18 tháng tuổi có thể chất yếu, da sẫm màu |
400 IU/ngày |
Trẻ 18 - 60 tháng (môi trường sống thiếu ánh nắng) |
400 IU/ngày |
Phụ nữ mang thai không bổ sung đủ lượng vitamin D |
400 - 600 IU/ngày (hoặc trong 3 tháng cuối: 1.000 - 1.200 IU/ngày; hoặc tháng thứ 7: 200.000 IU/1 liều duy nhất) |
=> Lưu Ý: Trẻ Từ 6 - 18 Tháng Tuổi Nếu Không Được Chăm Sóc Tốt Cần Dùng 200.000 IU/6 Tháng. Trẻ 18 - 60 Tháng Dùng 1 Liều Duy Nhất Vào Mùa Đông.
5. Giải Thích Tại Sao Cơ Thể Thiếu Vitamin D
Chúng Ta Cần Hiểu Tại Sao Thiếu Vitamin D Để Kịp Thời Khắc Phục, Bổ Sung Dưỡng Chất Này Cho Cơ Thể. Một Số Nguyên Nhân Dẫn Đến Tình Trạng Thiếu Hụt Vitamin D Có Thể Bao Gồm:
-
Thiếu Bổ Sung: Cơ Thể Thiếu Được Bổ Sung Các Dưỡng Chất Quan Trọng, Bao Gồm Vitamin D Có Thể Gây Ra Những Dấu Hiệu Hay Các Bệnh Như Đã Nói Trên.
-
Hấp Thu Kém: Có Nhiều Nguyên Nhân Khiến Cơ Thể Kém Hấp Thu Các Chất Dinh Dưỡng Ví Dụ Như Các Bệnh Lý Về Gan, Tụy, Bệnh Celiac Gây Rối Loạn Đường Ruột,…
-
Thể Trạng: Nếu Bạn Có Cơ Thể Béo Phì, Với Chỉ Số BMI Cao, Lượng Vitamin D Sẽ Thấp Hơn Người Bình Thường Khoảng 18%.
-
Ít Tiếp Xúc Với Ánh Nắng: Tiếp Xúc Quá Ít, Hay Sử Dụng Kem Chống Nắng Có Độ SPF Cao Và Thường Xuyên Có Thể Ảnh Hưởng Đến Sự Hấp Thu Vitamin D Thông Qua Ánh Nắng Mặt Trời.
-
Độ Tuổi: Cơ Thể Bước Vào Giai Đoạn Lão Hóa Khi Về Già Khiến Các Chức Năng Chuyển Hóa, Hấp Thu Trở Nên Suy Giảm. Vì Vậy, Việc Chú Trọng Dinh Dưỡng Cho Người Cao Tuổi Luôn Cần Được Đặc Biệt Quan Tâm.
-
Biến Chứng Bệnh: Lượng Vitamin D Suy Giảm Cũng Có Thể Do Biến Chứng Của Các Loại Bệnh Lý Về Thận, Hạch Bạch Huyết, Bệnh Cường Giáp,…
-
Ảnh Hưởng Bởi Một Số Loại Thuốc: Một Số Loại Thuốc Ảnh Hưởng Đến Lượng Vitamin D Trong Cơ Thể Như Glucocorticoid, Thuốc Điều Trị HIV/AIDS, Thuốc Kháng Nấm,…
Đảm Bảo Dinh Dưỡng Đầy Đủ Sẽ Làm Tăng Sức Khỏe Của Cơ Thể