Hôm nay, lướt Facebook, tôi tình cờ đọc câu này từ một người thầy của mình. Tôi đã suy nghĩ như vậy từ lâu, nhưng nhiều người xung quanh lại nghĩ rằng “học nhiều thì ra trường vẫn chỉ tìm công việc ổn định, sau đó kết hôn, sinh con”.
Khi nghe những điều như vậy, tôi cảm thấy bất lực. Tại sao phải theo đuổi sự ổn định không hề thú vị mà bỏ qua các cơ hội tốt hơn phía trước?
Trong bối cảnh hiện nay, sau Covid là lạm phát. Mọi người đều muốn kiếm nhiều tiền hơn và tiết kiệm hơn.
Nhưng không ai nghĩ rằng, giữ tiền hay đầu tư đều có rủi ro.
Trên thế giới này, chỉ có đầu tư vào kiến thức mới không có rủi ro.
Thấy rằng, khi có lạm phát, ta cần phải học. Khi kinh tế phát triển, cũng cần phải học thật nhiều. Hãy luôn cố gắng nâng cao trình độ của mình.
Trong tương lai, nếu có đợt Covid thứ 2, nếu có lạm phát tiếp tục, nếu công ty bạn giảm nhân sự, bạn có thể là người bị sa thải cuối cùng. Không có việc làm ổn định, chỉ có năng lực ổn định.
Thực tế cho thấy, các công ty luôn cần tuyển dụng nhưng vẫn có rất nhiều người thất nghiệp. Vì sao? Vì lực lượng lao động chất lượng luôn khan hiếm. Hãy cố gắng thuộc nhóm người này.
Vậy đầu tư kiến thức là gì?
Đầu tư kiến thức là quá trình học hỏi và tích lũy các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm để có khả năng giải quyết vấn đề và đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
Có nhiều cách để đầu tư kiến thức như đọc sách, tham gia các khóa học hoặc hội thảo, tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc học từ những người có kinh nghiệm. Quan trọng nhất là dành thời gian và nỗ lực để học và áp dụng kiến thức và kỹ năng đó vào cuộc sống.
Để phù hợp với tình hình xã hội hiện tại, có một số kiến thức cơ bản mà bạn nên đầu tư để nâng cao khả năng vượt qua các thách thức trong cuộc sống. Ví dụ như:
1. Kỹ năng mềm
Bao gồm các kỹ năng như lãnh đạo, quản lý thời gian, tư duy phản biện, giao tiếp, giải quyết vấn đề, v.v. Những kỹ năng này giúp bạn phát triển bản thân và đạt được mục tiêu trong công việc và cuộc sống.
2. Kỹ năng chuyên môn
Với mỗi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, có những kỹ năng chuyên môn riêng. Nếu muốn phát triển bản thân trong ngành nghề của mình, bạn cần dành thời gian để nghiên cứu và học tập các kỹ năng này.
3. Ngoại ngữ
Trong lĩnh vực ngoại giao hoặc kinh doanh quốc tế, kỹ năng ngôn ngữ rất quan trọng. Hiện nay, nhiều trường Đại học ở Việt Nam đã áp dụng cơ chế tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ IELTS. Thế hệ học sinh này sẽ chính thức nhập cuộc vào thị trường lao động trong vài năm tới. Để cạnh tranh, bạn cần giỏi chuyên môn hơn và có kinh nghiệm làm việc. Nếu không có ngoại ngữ, cơ hội nghề nghiệp sẽ ít và dễ bị thay thế.
4. Kỹ năng kỹ thuật số
Hiểu biết về công nghệ thông tin sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả các công nghệ mới và cải thiện cuộc sống. Bạn cần thành thạo phần mềm văn phòng và ứng dụng các công nghệ mới nhất như ChatGPT để không lạc hậu.
Có nhiều kỹ năng quan trọng khác nhưng có lẽ đây là 4 kỹ năng quan trọng nhất. Hãy học và trau dồi chúng để không bị lạc hậu.
Hãy học những kỹ năng khi còn có cơ hội, bởi trong tương lai bạn sẽ cần học nhiều thứ khác nữa.