Số giờ làm việc của người Mỹ thực sự dài hơn so với các nước phương Tây khác, và rất nhiều người trong số họ phải đối mặt với việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này dẫn đến quan điểm rằng chúng ta đơn giản là thiếu thời gian rảnh. Bạn có thể nghĩ rằng 'Nếu tôi có nhiều thời gian rảnh hơn mỗi tuần, tôi sẽ hạnh phúc hơn.'
Điều này có thể đúng, nhưng tôi tin rằng vấn đề không đơn giản như vậy. Trong một nghiên cứu được thực hiện cùng với đồng nghiệp Chaeyoon Lim và công bố trên tạp chí Khoa học Xã hội, tôi phát hiện ra rằng, không chỉ là chúng ta thiếu thời gian rảnh, mà còn là thời gian rảnh của chúng ta cần phải khớp với thời gian rảnh của bạn bè, người thân. Nói cách khác, vấn đề nằm ở sự liên kết và tương thích.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống không phải là điều bạn có thể tự giải quyết được một mình.
Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên câu trả lời của hơn 500,000 người qua trắc nghiệm trên tờ Gallup Daily, kiểm tra sự biến động các cảm xúc con người hàng ngày, hàng tuần. Có hai sự thật việc tạo ra một cảm xúc tốt, một là trực giác, hai là bất ngờ.
Về mặt trực giác, chúng tôi tin rằng cảm giác khiến người ta hạnh phúc có mối liên hệ chặt chẽ với tuần làm việc. Sau khi đo lường bằng các trạng thái như lo lắng, căng thẳng, thoải mái, vui vẻ, chúng tôi nhận thấy rằng trong khoảng từ thứ Hai đến thứ Năm là lúc mức hạnh phúc thấp nhất. Các ngày làm việc làm cho bạn cảm thấy gian nan và mệt mỏi. Hạnh phúc sẽ tăng lên vào thứ Sáu, và đạt đỉnh vào thứ Bảy và Chủ nhật. Đơn giản là chúng ta sống cho cuối tuần.
Một điều khiến chúng tôi bất ngờ là cảm giác hạnh phúc cũng đúng với những người thất nghiệp. Chúng tôi nhận thấy rằng những người không có việc làm cũng thể hiện cảm giác hạnh phúc hàng ngày tương tự như những người đi làm. Tình trạng tích cực tăng cao vào cuối tuần, và suy giảm vào thứ Hai.
Rõ ràng là người đi làm thích thú với cuối tuần, thời gian nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Nhưng tại sao cuối tuần lại quan trọng đối với những người thất nghiệp? Câu trả lời nằm ở việc nhận thức về sự biến đổi của thời gian. Thời gian được xem là một “hàng hóa cộng đồng”.
Hàng hóa cộng đồng là những thứ giá trị của nó tăng lên qua việc chia sẻ với nhiều người. Ví dụ, chiếc máy tính của bạn: giá trị của nó tăng lên khi có nhiều người sử dụng. Khi bạn sử dụng máy tính và có một cộng đồng khác sử dụng nó để kết nối, gửi email, chat hay chia sẻ ảnh, việc đó là cần thiết. Nhưng nếu chỉ có một mình bạn có máy tính, giá trị của nó sẽ bị giảm.
Thời gian rảnh cũng là một loại hàng hóa cộng đồng. Cuối tuần trở nên quan trọng hơn nếu có nhiều người được nghỉ ngơi thoát khỏi công việc cùng nhau.
Để làm rõ hơn nhận định này, tôi và đồng nghiệp đã tiến hành thêm nghiên cứu thứ hai, lần này sử dụng công cụ American Time Use Survey, để xem mọi người đã dùng bao nhiêu thời gian để làm các hoạt động khác nhau. Chúng tôi phát hiện ra rằng những hoạt động cuối tuần khiến mọi người hạnh phúc ở nghiên cứu trước tương xứng với khoảng thời gian họ dành cho gia đình và bạn bè. Và việc này thường chiếm gấp đôi thời gian so với giữa tuần. Theo tính toán của chúng tôi, chỉ riêng việc tăng thêm thời gian gặp gỡ mọi người đã chiếm tới một nửa mức hạnh phúc họ có được vào cuối tuần.
Và một lần nữa, điều này cũng tương tự với những người không đi làm. 5 ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu là lúc những người thất nghiệp rảnh rang, tìm việc qua các trang quảng cáo, làm việc nhà, mua sắm,... Trong khi họ có “thời gian rảnh” suốt cả tuần thì bạn bè và người thân họ lại vẫn phải đi làm. Cuối tuần là khoảng thời gian duy nhất họ trở nên đồng nhất với cộng đồng.
Vậy nên, cuối tuần không chỉ là thoát khỏi công việc, mà còn mang lại tiếng thở phào tương tự đối với người thất nghiệp. Nó là khoảng thời gian tất cả mọi người cùng mong ngóng, đó là được ở cùng nhau.
Kết luận này cũng chỉ ra vấn đề cân bằng công việc và cuộc sống: Bạn không thể có thêm các ngày cuối tuần chỉ đơn giản bằng cách tự mình nghỉ ngơi vào giữa tuần. Nếu mỗi chúng ta đều tự nghỉ thêm ngày, thì chúng ta cũng sẽ giống như những người thất nghiệp khác, dành thời gian để đợi chờ người khác làm xong việc. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn mắc kẹt “trong công việc” bởi lịch làm việc của người thân và bạn bè.
Trong vài năm gần đây, nhiều công ty đã tìm cách để làm cho mỗi cá nhân linh hoạt hơn trong lịch làm việc. Điều này có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nghiên cứu của tôi chỉ ra rằng một điểm bất lợi của những nỗ lực này là chúng có thể khiến chúng ta xa lìa cảm giác yêu thích ngày cuối tuần khi gắn kết với xã hội. Chúng làm giảm sự tiếp xúc xã hội và cam kết cộng đồng, mà các nhà khoa học gọi là “tự chơi một mình”.
Tóm lại, cách giải quyết hiện tại chúng ta có thể làm là tiêu chuẩn hóa thời gian cho công việc và cho cuộc sống, hoặc nói ngắn gọn hơn, làm việc gì thì làm.
Mytour
Theo NY Times.