I. Thời khóa biểu tiếng Anh là gì?
Thời khóa biểu tiếng Anh có nghĩa là timetable (n) - /ˈtaɪmˌteɪ.bəl/. Trong một số trường hợp, chúng ta cũng có thể sử dụng từ schedule (n) - /ˈʃedʒ.uːl/ để chỉ thời khóa biểu. Ví dụ về cách sử dụng từ vựng liên quan đến thời khóa biểu tiếng Anh:
- I just received the new semester's schedule. (Tôi vừa nhận thời khóa biểu của học kỳ mới.)
- My timetable this week has many changes. (Thời khóa biểu tuần này của tôi có nhiều thay đổi.)
II. Lợi ích của thời khóa biểu tiếng Anh
Việc lập thời khóa biểu tiếng Anh khoa học mang đến nhiều lợi ích cho bạn trong việc sắp xếp thời gian và học tập. Dưới đây là một số lợi ích cơ bản mà thời khóa biểu tiếng Anh đem lại:
- Thời khóa biểu tiếng Anh giúp các bạn có thể ghi nhớ lịch học chính xác.
- Đảm bảo không bỏ sót các bài tập, môn học vì đã có lịch trình đầy đủ.
- Lên kế hoạch học tập cụ thể là cách giúp bạn rèn luyện thói quen làm việc có kế hoạch, phát triển kỹ năng tốt trong cuộc sống và công việc.
- Tự lên thời khóa biểu tiếng Anh giúp bạn xây dựng tính độc lập từ sớm.
- Học tiếng Anh hiệu quả hơn: việc lập thời khóa biểu tiếng Anh sẽ giúp các bạn làm quen với một số từ vựng tiếng Anh cơ bản liên quan đến thời gian, môn học, trạng thái học tập. Đây là yếu tố giúp các bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn, ứng dụng ngôn ngữ vào thực tế, sử dụng được ngay những từ vựng cơ bản nhất.
III. Các thuật ngữ liên quan đến thời khóa biểu trong tiếng Anh
Để có thể tạo ra thời khóa biểu tiếng Anh chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, hãy lưu ngay những thuật ngữ liên quan sau đây để học từ vựng một cách hiệu quả!
1. Từ vựng chỉ thời gian
Từ vựng liên quan đến thời gian, ngày tháng năm thường được sử dụng trong thời khóa biểu tiếng Anh bao gồm các từ cơ bản sau:
Từ vựng | Phiên âm | Ý nghĩa | Ví dụ |
Monday | /ˈmʌn.deɪ/ | Thứ 2 | I have history class every Monday. (Tôi có tiết học lịch sử vào thứ Hai hằng tuần.) |
Tuesday | /ˈtʃuːz.deɪ/ | Thứ 3 | Every Tuesday I have physical education class. (Thứ Ba hằng tuần tôi có tiết thể dục.) |
Wednesday | /ˈwenz.deɪ/ | Thứ 4 | The teacher leaves the English class schedule this Wednesday. (Giáo viên dời lịch học tiếng Anh sang thứ Tư tuần này.) |
Thursday | /ˈθɜːz.deɪ/ | Thứ 5 | I only study half a session every Thursday. (Tôi chỉ học nửa buổi thứ Năm hằng tuần.) |
Friday | /ˈfraɪ.deɪ/ | Thứ 6 | This Friday, my school holds an extracurricular event. (Thứ Sáu tuần này trường tôi tổ chức ngoại khóa.) |
Saturday | /ˈsæt.ə.deɪ/ | Thứ 7 | I have a day off from school every Saturday afternoon. (Tôi được nghỉ học chiều thứ Bảy hàng tuần.) |
Sunday | /ˈsʌn.deɪ/ | Chủ nhật | I like Sunday the most, because I get a break from school and relax. (Tôi thích nhất là ngày Chủ nhật, vì tôi được nghỉ học và thư giãn.) |
Weekday | /ˈwiːk.deɪ/ | Các ngày trong tuần | I maintain the habit of learning English on weekdays. (Tôi duy trì thói quen học tiếng Anh tất cả các ngày trong tuần.) |
Morning | /ˈmɔː.nɪŋ/ | Buổi sáng | Learning English vocabulary in the morning is very effective. (Học từ vựng tiếng Anh vào buổi sáng rất hiệu quả.) |
Afternoon | /ˌɑːf.təˈnuːn/ | Buổi chiều | Drinking a cup of coffee in the afternoon will help you stay awake to study. (Uống một ly cafe vào buổi chiều sẽ giúp bạn tỉnh táo để học tập.) |
Night | /naɪt/ | Buổi đêm | I spend time at night reading books. (Tôi dành thời gian buổi đêm để đọc sách.) |
Minute | /ˈmɪn.ɪt/ | Phút | The Pomodoro learning method is to apply focused study for 25 minutes, then rest for 5 minutes. (Phương pháp học Pomodoro là áp dụng học tập trung 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút.) |
Hour | /aʊər/ | Giờ | I usually spend one hour reviewing old knowledge every day. (Tôi thường dành ra 1 giờ để ôn lại kiến thức cũ mỗi ngày.) |
Day | /deɪ/ | Ngày | Day is an important column in the English timetable. (Ngày là cột quan trọng trong thời khóa biểu tiếng Anh.) |
Week | /wiːk/ | Tuần | Every week I have a self-study session. (Mỗi tuần tôi có một buổi tự học.) |
Month | /mʌnθ/ | Tháng | I plan to raise my IELTS band score to 6.5 within 4 months. (Tôi dự định sẽ nâng band điểm IELTS lên 6.5 trong vòng 4 tháng.) |
Year | /jɪər/ | Năm | It took her four years to earn her bachelor's degree. (Cô ấy đã mất 4 năm để lấy được bằng cử nhân.) |
2. Từ vựng chỉ các môn học
Để sắp xếp thời khóa biểu, các bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ liên quan đến môn học. Dưới đây là tổng hợp từ vựng về chủ đề môn học cơ bản nhất mà các bạn cần biết:
2.1. Tên các môn học cơ bản
Môn học
| Phiên âm | Dịch nghĩa | Ví dụ |
Biology | /baɪˈɑː.lə.dʒi/ | Sinh học | Biology provides knowledge about organisms and the environment. (Môn sinh học cung cấp những kiến thức về sinh vật và môi trường.) |
Chemistry | /ˈkem.ə.stri/ | Hóa học | Chemistry is a subject that requires a lot of experimentation. (Hóa học là môn học cần thí nghiệm nhiều.) |
Computer science (Information technology) | /kəmˌpjuː.t̬ɚ ˈsaɪ.əns/ | Tin học | Computer science teaches knowledge related to computer science. (Môn tin học dạy các kiến thức liên quan đến khoa học máy tính.) |
Math | /mæθ/ | Toán học | Math requires students to have logical thinking. (Môn toán yêu cầu học sinh có tư duy logic.) |
Algebra | /ˈæl.dʒə.brə/ | Đại số | High school algebra has a huge amount of knowledge. (Môn đại số bậc trung học có khối lượng kiến thức khổng lồ.) |
Geometry | /dʒiˈɑː.mə.tri/ | Hình học | Geometry needs to be applied in practice for easy visualization. (Hình học cần áp dụng vào thực tiễn để dễ hình dung.) |
Medicine | /ˈmed.ɪ.sən/ | Y học | Medicine has a 6-year training period. (Y học có thời gian đào tạo 6 năm.) |
Physics | /ˈfɪz.ɪks/ | Vật lý | Physics is a natural science, the study of matter and motion. (Vật lý thuộc môn khoa học tự nhiên, nghiên cứu về vật chất và chuyển động.) |
2.2. Danh sách các môn thể dục trong tiếng Anh
Môn học | Phiên âm | Nghĩa | Ví dụ |
Physical education | /ˌfɪz.ɪ.kəl ed.jʊˈkeɪ.ʃən/ | Thể dục | Physical education is a subject that helps students improve their physical health. (Thể dục là môn học giúp học sinh nâng cao sức khỏe thể chất.) |
Aerobics | /erˈoʊ.bɪks/ | Thể dục nhịp điệu | Aerobics is an elective subject. (Môn thể dục nhịp điệu là môn học tự chọn.) |
Athletics | /æθˈlet̬.ɪks/ | Điền kinh | Athletics helps students practice endurance. (Môn điền kinh giúp học sinh rèn luyện tính bền bỉ.) |
Gymnastics | /dʒɪmˈnæs.tɪks/ | Thể dục dụng cụ | Gymnastics helps train muscles. (Thể dục dụng cụ giúp rèn luyện cơ bắp.) |
Tennis | /ˈten.ɪs/ | Quần vợt | Tennis is a sport that trains agility. (Quần vợt là môn thể thao rèn tính nhanh nhạy.) |
Running | /ˈrʌn.ɪŋ/ | Chạy bộ | Running is my main exercise. (Chạy bộ là môn thể dục chính của tôi.) |
Swimming | /ˈswɪm.ɪŋ/ | Bơi lội | Swimming helps you grow taller. (Bơi lộ giúp bạn phát triển chiều cao.) |
Football | /ˈfʊt.bɑːl / soccer /ˈsɑː.kɚ/ | Bóng đá | Football is the favorite sport of male students. (Bóng đá là môn thể dục yêu thích của các nam sinh.) |
Basketball | /ˈbæs.kət.bɑːl/ | Bóng rổ | Basketball is my final exam. (Bóng rổ là môn thể dục thi cuối kỳ của tôi.) |
Badminton | /ˈbæd.mɪn.tən/ | Xổ sống | I have badminton lessons every Thursday. (Tôi có buổi học xổ sống vào thứ 5 hằng tuần.) |
2.3. Danh sách các môn học xã hội
Môn học | Phiên âm | Nghĩa | Ví dụ |
Literature | /ˈlɪt̬.ɚ.ə.tʃɚ/ | Ngữ văn | I have literature class every Tuesday. (Tôi có tiết học ngữ văn vào thứ 3 hằng tuần.) |
Politics | /ˈpɑː.lə.tɪks/ | Chính trị học | I don't like studying politics because it's difficult to understand. (Tôi không thích học môn chính trị học vì nó khó hiểu.) |
Psychology | /saɪˈkɑː.lə.dʒi/ | Tâm lý học | Psychology is my favorite subject. (Tâm lý học là môn học yêu thích của tôi.) |
Geography | /dʒiˈɑː.ɡrə.fi/ | Địa lý | Geography provides knowledge related to national terrain and territory. (Môn Địa lý cung cấp kiến thức liên quan đến địa hình, lãnh thổ quốc gia.) |
History | /ˈhɪs.t̬ɚ.i/ | Lịch sử | Studying history helps us better understand our country's history. (Học môn lịch sử giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lịch sử nước nhà.) |
Civic education | /ˈsɪv.ɪk ˌedʒ.əˈkeɪ.ʃən/ | Giáo dục công dân | Civic education helps us practice good qualities. (Môn giáo dục công dân giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt.) |
2.4. Từ vựng tiếng Anh về các môn nghệ thuật
Môn học | Phiên âm | Nghĩa tiếng Việt | Ví dụ |
Fine art | /ˌfaɪn ˈɑːrt/ | Mỹ thuật | Fine Art helps students develop their drawing ability. (Môn mỹ thuật giúp học sinh phát triển khả năng vẽ.) |
Music | /ˈmjuː.zɪk/ | Âm nhạc | Music is a gifted subject in high schools. (Âm nhạc là môn năng khiếu của các trường trung học.) |
Dance | /dæns/ | Khiêu vũ | Dance is my school's art subject. (Khiêu vũ là môn học nghệ thuật của trường tôi.) |
Sculpture | /ˈskʌlp.tʃɚ/ | Điêu khắc | (Sculpture is an elective aptitude subject for students who are passionate about creativity.) Điêu khắc là môn học năng khiếu tự chọn cho những học sinh đam mê sáng tạo. |
2.5. Từ vựng các môn học đại học bằng tiếng Anh
Bậc đại học chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, do đó, các môn học cũng đa dạng hơn. Dưới đây là tổng hợp tên các môn học đại học tiếng Anh cơ bản và phổ biến nhất:
Môn học | Phiên âm | Nghĩa | Ví dụ |
Macroeconomics | /ˌmæk.roʊ.e.kəˈnɑː.mɪks/ | Kinh tế vĩ mô | Macroeconomics studies issues covering the world economy. (Môn kinh tế vĩ mô nghiên cứu các vấn đề bao trùm nền kinh tế thế giới.) |
Microeconomics | /ˌmaɪ.kroʊ.iː.kəˈnɑː.mɪks/ | Kinh tế vi mô | Microeconomics focuses on studying subjects related to the economy. ( Kinh tế vi mô tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nền kinh tế.) |
Calculus | /ˈkæl.kjə.ləs/ | Toán cao cấp | Calculus has advanced math. (Chuyên ngành kinh tế có môn toán cao cấp.) |
Econometrics | /iˌkɑː.nəˈmet.rɪks/ | Kinh tế lượng | Econometrics is the subject I fear the most. (Kinh tế lượng là môn học mà tôi sợ nhất.) |
Probability | /ˌprɑː.bəˈbɪl.ə.t̬i/ | Toán xác suất thống kê | Probability teaches us the most correct and coherent way of thinking about data or phenomena. (Xác suất thống kê dạy cho ta cách tư duy đúng đắn và mạch lạc nhất trên dữ liệu hay hiện tượng.) |
Introduction to laws | /ˌɪntrəˈdʌkʃn tə lɔːs/ | Pháp luật đại cương | Introduction to laws provides the most basic knowledge about the state and law. (Pháp luật đại cương cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật.) |
3. Từ vựng về trạng thái hoàn thành công việc/hoạt động
Trong thời khóa biểu cần bổ sung thêm cột về mức độ hoàn thành công việc, trạng thái ưu tiên… Dưới đây là một số thuật ngữ liên quan:
Từ vựng | Phiên âm | Nghĩa | Ví dụ |
Priority | /praɪˈɒr.ə.ti/ | Mức độ ưu tiên | The priority of doing homework is the highest. (Mức độ ưu tiên của việc làm bài tập về nhà là cao nhất.) |
Status | /ˈsteɪ.təs/ | Trạng thái | Status is an important column in the task list. (Trạng thái là cột quan trọng trong danh sách công việc.) |
Done | /dʌn/ | Đã xong | Marking tasks done in your daily todo list will help you best control your work status. (Đánh dấu hoàn thành cho công việc trong todolist hằng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng công việc tốt nhất.) |
Doing | /ˈduː.ɪŋ/ | Đang làm | Mark the doing status for unfinished tasks during the day! (Đánh dấu trạng thái đang làm cho những công việc chưa hoàn thành trong ngày nhé!) |
Hiểu rõ các nhóm từ vựng này sẽ giúp bạn có thể lên thời khóa biểu tiếng Anh chính xác và đầy đủ nhất.
IV. Cấu trúc của thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Để có thể tự thiết kế và sắp xếp thời khóa biểu tiếng Anh chuyên nghiệp, bạn cần hiểu rõ cấu trúc của thời khóa biểu. Cấu trúc của thời khóa biểu tiếng Anh bao gồm các phần sau:
- Thời gian trong ngày: mục này tùy theo từng cấp học và mục đích thời gian của mỗi người để phân chia. Tuy nhiên thông thường thời gian sẽ được chia theo buổi: sáng - chiều - tối hoặc chia cụ thể theo từng khung giờ.
- Các thứ trong tuần: thời khóa biểu thường sẽ từ thứ 2 đến thứ 7.
- Các môn học: đây là chính của thời khóa biểu tiếng Anh, các môn học được sắp xếp theo ngày hợp lý, phù hợp với chương trình học của các bạn.
Bạn có thể thiết kế thời khóa biểu tiếng Anh theo phong cách riêng, nhưng cần đảm bảo cấu trúc cơ bản như đã nêu!
V. Lưu ý khi viết thời khóa biểu bằng tiếng Anh
Khi lên kế hoạch thời khóa biểu bằng tiếng Anh, các bạn cần chú ý những điểm sau đây:
- Học kỹ từ vựng, viết đúng chính tả các từ tiếng Anh.
- Chú ý viết đúng các thông tin liên quan đến thời gian học, thứ tự các môn học trong ngày.
- Xem kỹ các cột thông tin trong thời khóa biểu tiếng Anh, tránh nhầm lẫn.
- Nên tô màu để làm nổi bật những thông tin quan trọng trong thời khóa biểu tiếng Anh.
VI. Mẫu thời khóa biểu tiếng Anh đẹp cho học sinh, sinh viên
Dưới đây là một số mẫu thời khóa biểu tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo:
Mẫu số 1:
Mẫu 2:
Mẫu 3:
Mẫu 4:
Mẫu 5:
VII. Hướng dẫn thiết kế thời khóa biểu tiếng Anh đơn giản trên Canva
Canva là một nền tảng thiết kế tiện lợi giúp tăng hiệu quả trong công việc và học tập. Bạn có thể sử dụng Canva để thiết kế thời khóa biểu tiếng Anh đơn giản, chuyên nghiệp và thú vị hơn.
Với Canva, bạn có thể dùng các mẫu có sẵn hoặc tự thiết kế theo sở thích cá nhân. Dưới đây là cách tạo thời khóa biểu bằng Canva mà bạn có thể tham khảo:
1. Sử dụng mẫu có sẵn để thiết kế thời khóa biểu tiếng Anh
Bạn có thể tìm kiếm theo từ khóa timetable/ schedule để thấy các mẫu thời khóa biểu. Để tạo thời khóa biểu cá nhân, bạn chỉ cần điều chỉnh nội dung như ngày tháng, môn học... hoặc thêm/xóa các cột dòng bằng cách chọn “Tùy chỉnh mẫu này”.
2. Tạo thời khóa biểu tiếng Anh mới tự thiết
Tạo thời khóa biểu tiếng Anh mới bằng cách chọn “Tạo thiết kế mới”. Với cách này, bạn có thể tự do sáng tạo mẫu thời khóa biểu theo ý thích. Bạn có thể sử dụng thành phần, chữ, màu sắc… để tạo ra một mẫu thời khóa biểu độc đáo.
Hãy tự thiết kế thời khóa biểu tiếng Anh của bạn để quản lý thời gian và học tập hiệu quả hơn. Nắm vững từ vựng liên quan để áp dụng vào học tập và giao tiếp hàng ngày một cách tốt nhất!