Những tình huống xe không được phép đăng kiểm
1. Thiếu giấy tờ khi mang xe đi đăng kiểm
Theo quy định, để gia hạn đăng kiểm, cần có các giấy tờ như: Đăng ký xe (bản chính), hoặc bản sao có xác nhận từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, hoặc giấy hẹn đăng ký xe; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe (bản chính), và Chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mới cải tạo. Nếu thiếu bất kỳ một trong những giấy tờ này khi mang xe đến đăng kiểm sẽ bị từ chối.
2. Chưa thanh toán phí phạt giao thông
Xe chưa thanh toán phạt nguội sẽ bị từ chối đăng kiểmTheo quy định của Thông tư số 16 và Thông tư số 15, một trong các điều kiện để được đăng kiểm là chủ xe phải thanh toán phí phạt nguội trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận thông báo phạt nguội từ cảnh sát giao thông (CSGT).
Nếu sau thời hạn này, người vi phạm không đến trụ sở CSGT để giải quyết, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi thông báo cảnh báo vi phạm phương tiện giao thông cho cơ quan đăng kiểm để đưa vào hệ thống cảnh báo. Xe sẽ bị từ chối đăng kiểm cho đến khi hoàn tất thanh toán phạt nguội.
Trước khi đưa xe đi đăng kiểm, hãy kiểm tra xem có phạt nguội không và hoàn tất thanh toán để tránh tình trạng bị từ chối khi đi đăng kiểm.
3. Sửa đổi cấu trúc xe
Thay đổi chiều cao của thùng hàng vượt quá tiêu chuẩn (phổ biến ở xe tải), thay đổi body kit hoặc sử dụng mâm lốp không đúng kích thước hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật (bao gồm cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc). Lắp thêm hoặc thay đổi đèn chiếu sáng cũng là lỗi khiến xe bị từ chối đăng kiểm. Ngoài ra, chủ xe có thể bị CSGT xử phạt vì tự thực hiện các thay đổi cấu trúc xe.
4. Gắn thêm ghế (đối với xe van)
Việc gắn thêm ghế ngồi trên xe van sẽ dẫn đến việc từ chối đăng kiểm. Nếu CSGT phát hiện, chủ xe có thể bị phạt từ 6-8 triệu đồng và phải tháo dỡ ghế sau để trả xe về trạng thái ban đầu.
5. Thay đổi màu sơn xe
Xe sơn lại hoàn toàn với màu sơn khác so với màu gốc của nhà sản xuất hoặc dán decal mà không hoàn tất các thủ tục cần thiết cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm. Khi tham gia giao thông, chủ xe cũng sẽ bị phạt từ 600.000 đến 800.000 đồng vì vi phạm lỗi sơn lại hoặc thay đổi màu sơn, cấu trúc xe.
Xe sơn lại hoàn toàn với màu sơn khác so với màu gốc của nhà sản xuất hoặc dán decal mà không hoàn tất các thủ tục cần thiết cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm6. Không tuân thủ yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Quy định này áp dụng cho các xe kinh doanh vận tải (theo Nghị định 91/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô). Đối với các loại xe kinh doanh vận tải yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát, chủ xe cần tuân thủ quy định này. Trường hợp không tuân thủ, xe sẽ bị từ chối kiểm định.
Phạt tiền đối với ô tô quá hạn đăng kiểm
Theo quy định trong Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người lái xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hạn sử dụng dưới 1 tháng sẽ bị phạt từ 3-4 triệu đồng, và từ 4-6 triệu đồng nếu giấy hết hạn từ 1 tháng trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe với Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hạn sử dụng còn bị tước bằng lái 1-3 tháng.
Đối với chủ xe, mức phạt từ 4-8 triệu đồng (đối với cá nhân) hoặc 8-12 triệu đồng (đối với tổ chức) được áp dụng khi đưa xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật hết hạn sử dụng dưới 1 tháng tham gia giao thông.
Mức phạt là từ 6-8 triệu đồng (cá nhân) hoặc 12-16 triệu đồng (tổ chức) được áp dụng nếu đưa xe có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật hết hạn sử dụng từ 1 tháng trở lên tham gia giao thông.