
Tuyển dụng nhân sự là một bước quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, giúp họ xây dựng đội ngũ nhân viên và tìm kiếm nhân tài. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều cần phát triển quy trình tuyển dụng nhân sự riêng biệt, nhằm tối ưu hoá hiệu quả của quá trình này. Nhưng làm thế nào để xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp và hiệu quả? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
1. Quy trình tuyển dụng nhân sự là gì?
Quy trình tuyển dụng bao gồm các hoạt động trước, trong và sau quá trình tuyển dụng
Để xây dựng một quy trình tuyển dụng hiệu quả, cần đáp ứng đủ 3 tiêu chí:
Tính hiệu quả:
Tính Tối Ưu:
Tính Khách Quan:

Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Là Gì?
2. Thông Tin Chi Tiết Về Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Chuyên Nghiệp, Hiệu Quả

Thông Tin Chi Tiết Về Quy Trình Tuyển Dụng Nhân Sự Chuyên Nghiệp, Hiệu Quả
Bước 1: Xác Định Nhu Cầu Tuyển Dụng
Quy trình tuyển dụng bắt đầu từ việc nhận biết nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp
Khi xác định nhu cầu tuyển dụng, doanh nghiệp cần thực hiện một số công việc như sau:
- Định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc cần tuyển dụng
- Xác định các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho vị trí
- Đánh giá khối lượng công việc cần thực hiện

Nhận biết nhu cầu tuyển dụng
Bước 2: Lập kế hoạch tuyển dụng
Doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch tuyển dụng chi tiết để chuẩn bị cho quy trình tuyển dụng, đảm bảo tiết kiệm về chi phí, nguồn lực và thời gian.
Cũng quan trọng là kế hoạch tuyển dụng phải cung cấp đầy đủ thông tin về ngân sách, kênh tuyển dụng và cách đánh giá ứng viên.
Bước 3: Phân tích, xây dựng mô tả công việc chi tiết
Thôn thông qua mô tả công việc (JD - Job Description), ứng viên có thể hiểu rõ về yêu cầu và chi tiết công việc
Thường, một bản mô tả công việc bao gồm các nội dung sau:
- Tiêu đề công việc, chức danh hoặc phòng ban, ví dụ như: Chuyên viên tuyển dụng, Nhân viên Content SEO, Trưởng phòng kế toán,...
- Liệt kê chi tiết về vị trí tuyển dụng như nhiệm vụ, trách nhiệm,...
- Yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng
- Quyền lợi, chế độ, đãi ngộ
- Mức lương cho vị trí tuyển dụng
- Địa điểm & Thời gian làm việc

Phân tích, xây dựng mô tả công việc chi tiết
Bước 4: Tìm kiếm ứng viên tiềm năng
Quá trình chính trong việc tuyển dụng là tìm ra những ứng viên có tiềm năng và phù hợp với vị trí cần tuyển.
Nội bộ tuyển dụng:
Tuyển dụng từ bên ngoài:
Thuê dịch vụ tuyển dụng từ bên thứ ba:
Bước 5: Sàng lọc, đánh giá hồ sơ
Sau khi đã nhận được hồ sơ của ứng viên, bộ phận tuyển dụng sẽ lọc và đánh giá theo các tiêu chí của vị trí tuyển dụng.
- Lọc hồ sơ các ứng viên đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho vị trí, bao gồm kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng,... Phân loại và chọn ra ứng viên đủ tiêu chuẩn.
Khi sàng lọc hồ sơ ứng viên, bộ phận tuyển dụng có thể sử dụng phần mềm hỗ trợ tự động hóa (với số lượng CV lớn). Đồng thời, cần lưu trữ hồ sơ ứng viên để dự phòng và quản lý dữ liệu dễ dàng.

Sàng lọc, đánh giá hồ sơ
Bước 6: Phỏng vấn ứng viên
Cuộc phỏng vấn có thể có sự tham gia của quản lý, chuyên viên tuyển dụng và quản lý cấp cao tùy theo quy mô và vị trí tuyển dụng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần chú ý các điểm sau:
- Phòng phỏng vấn cần được sắp xếp riêng biệt, đảm bảo không gian riêng tư và bảo mật. Tạo môi trường thoải mái để ứng viên có thể chia sẻ chi tiết về bản thân. Lắng nghe kỹ và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về họ. Tránh sử dụng điện thoại và làm việc riêng trong quá trình phỏng vấn. Kết thúc bằng lời cảm ơn và thông báo về kết quả phỏng vấn.
Bước 7: Đánh giá ứng viên
Sau phỏng vấn, đánh giá chi tiết về ứng viên là cần thiết. Cần đánh giá lại ứng viên một lần nữa, dựa trên nhiều yếu tố như kinh nghiệm, hồ sơ, phỏng vấn, năng lực và kỹ năng mềm để đưa ra quyết định cuối cùng.
Lưu ý, đánh giá ứng viên cần được thực hiện một cách khách quan, không bị ảnh hưởng bởi cảm tính.

Đánh giá ứng viên
Bước 8: Gửi thư mời nhận việc
Gửi thư mời nhận việc là bước quan trọng để thông báo chính thức cho ứng viên về việc được mời tham gia vào doanh nghiệp.
Khi gửi thư mời nhận việc, cần lưu ý các điều sau:
- Thông tin trong thư mời cần phải đầy đủ như: tên công ty, vị trí tuyển dụng, mức lương, quyền lợi, ngày bắt đầu làm việc và các yêu cầu khác. Tránh gửi thư mời quá muộn hoặc quá gần ngày bắt đầu làm việc. Nên liên hệ với ứng viên để xác nhận rằng họ đã nhận được thư mời và giải đáp các thắc mắc (nếu có).
Bước 9: Chào đón nhân viên mới
Bước cuối cùng trong quy trình tuyển dụng là chào đón nhân viên mới. Đây là bước quan trọng để họ làm quen với môi trường làm việc mới và hòa nhập với văn hoá của công ty trong ngày đầu tiên.
Khi chào đón nhân viên mới, doanh nghiệp cần chú ý các điều sau:
- Chuẩn bị kế hoạch chi tiết để giới thiệu nhân viên mới với các bộ phận, quản lý, quy trình làm việc. Cung cấp đầy đủ trang thiết bị và tài liệu cần thiết. Theo dõi và hỗ trợ nhân viên mới trong thời gian đầu nhận việc.