1. Cách Nhận Biết Huyết Áp Tăng Cao
Huyết áp cao (hay còn gọi là tăng huyết áp) là một căn bệnh mạn tính, do áp lực của máu đối với thành mạch tăng cao. Tăng huyết áp đặt áp lực lớn lên trái tim và là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim,...
Huyết áp được đo bằng hai chỉ số: huyết áp tâm thu (khi tim co bóp tăng áp lực máu) và huyết áp tâm trương (khi tim giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp). Ở người bình thường, huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg. Bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg kéo dài trong vài tuần; hoặc một trong hai chỉ số đó cao hơn mức quy định trong vài tuần. Dưới đây là bốn dạng bệnh tăng huyết áp:
-
Huyết áp cao không căn nguyên (nguyên phát): Bệnh không có nguyên nhân cụ thể, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các trường hợp mắc bệnh. Bệnh có thể do di truyền hoặc yếu tố môi trường.
-
Huyết áp cao thứ phát: Đây là loại bệnh thường xuất hiện kèm theo các bệnh lý nền như: hẹp eo động mạch chủ, thận, van tim và một số nội tiết tố, do thuốc.
-
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Ở dạng này chỉ có huyết áp tâm thu tăng cao còn huyết áp tâm trương bình thường.
-
Tăng huyết áp khi mang thai: Cảnh báo một số nguy cơ về bệnh tim mạch trong quá trình mang thai. Nếu không được phát hiện sớm, kiểm soát hoặc điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả thai nhi và mẹ.
Huyết áp cao là một lo lắng chung của mọi người
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hầu hết các trường hợp bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Ngoài những nguyên nhân đã đề cập, một số thói quen sinh hoạt cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
-
Ăn mặn: Lối sống có ảnh hưởng đến huyết áp, khi phân tích những người có cùng điều kiện và lối sống, người ăn mặn có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn. Sự liên quan giữa lượng muối và tần suất bệnh tỷ lệ thuận với nhau, lượng muối ăn hàng ngày làm gia tăng thể tích tuần hoàn, làm tăng cung lượng tim, dẫn đến huyết áp cao.
-
Béo phì: Tăng cân làm tăng tần suất mắc bệnh. Theo nghiên cứu mới đây trên 80.000 phụ nữ, tăng cân trên 5 kg có nguy cơ gia tăng mắc bệnh huyết áp cao chiếm tỷ lệ 60% so với những người tăng cân không quá 2 kg. Người tăng trung bình trên 10 kg có nguy cơ tăng huyết áp cao gấp 2,2 lần. Theo nghiên cứu, mỗi 4,5 kg tăng cân sẽ làm tăng huyết áp tâm thu lên khoảng 4 - 5 mmHg.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao
-
Uống nhiều rượu: Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và cả tai biến mạch máu não.
-
Stress: các yếu tố tâm lý, stress đã được chứng minh có tác động gây tăng huyết áp thông qua cơ chế kích thích thần kinh phó giao cảm.
-
Một số thuốc và thảo dược cũng làm ảnh hưởng đến huyết áp như: cam thảo, corticoid, thuốc ngừa thai, các thuốc nhỏ mũi, amphetamines,….
-
Bệnh đường tiết niệu: Cơ chế chưa rõ nhưng hầu hết các bệnh nhân bị bệnh thận có tỷ lệ tăng huyết áp cao.
3. Dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp
Hầu hết những người mắc bệnh huyết áp cao không thấy dấu hiệu hay triệu chứng, ngay cả khi huyết áp tăng đến mức nguy hiểm đe dọa tính mạng. Một số ít người có thể gặp đau đầu, khó thở, chảy máu mũi. Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng này thường không đặc hiệu và thường không xuất hiện cho đến khi huyết áp cao đến mức nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. Các mức đo huyết áp được chia thành các loại:
-
Huyết áp bình thường: Dưới 120 - 80 mmHg.
-
Tiền huyết áp cao: Huyết áp tâm thu 120 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 80 - 89 mmHg. Bệnh này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.
-
Tăng huyết áp giai đoạn 1: Huyết áp tâm thu 140 - 159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương 90 - 99 mmHg.
-
Tăng huyết áp giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu cao hơn 160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 100 mmHg.
-
Tăng huyết áp giai đoạn 3: Từ 180/110mmHg trở lên.
4. Biến chứng của bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp có thể gây tử vong và để lại di chứng nặng nề đến các cơ quan.
Biến chứng tại tim
-
Phì đại thất trái: Chẩn đoán phì đại thất trái có thể xác định qua nhiều phương pháp kiểm tra như điện tâm đồ, siêu âm tim. Đây là một tổn thương phổ biến khi mắc bệnh, phì đại thất trái làm tăng tần suất nhồi máu cơ tim lên gấp ba lần, suy tim lên gấp bốn lần, và đột quỵ lên gấp sáu lần so với bệnh tăng huyết áp không gây phì đại thất trái.
Suy tim: Tăng huyết áp là nguyên nhân thứ hai gây ra suy tim sau bệnh mạch vành. Ban đầu là suy tim tâm trương, sau đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tâm thu.
Bệnh mạch vành: Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim.
Thần kinh
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra đột quỵ: Nhồi máu não, xuất huyết não. Cơ thể gặp chứng thiếu máu não do tăng huyết áp.
-
Giai đoạn 1: Bệnh nhân mắc phải tình trạng tăng huyết áp kéo dài, không có triệu chứng rõ ràng, tim và thận vẫn chưa bị ảnh hưởng. Các động mạch co nhỏ lại.
Biến chứng về mắt có thể dẫn đến mù lòa ở những người mắc bệnh
5. Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào tình trạng Cao huyết áp cụ thể của bệnh nhân và các bệnh liên quan, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp bao gồm một số loại như: thuốc thiazide, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế men chuyển, ARB,...
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, thay đổi lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát căn bệnh này.
-
Người mắc bệnh cần hạn chế thực phẩm giàu muối, không nên vượt quá 5g muối mỗi ngày, ăn uống lành mạnh và giàu vitamin, chuyển từ mỡ động vật sang dầu thực vật. Tránh rượu bia, thuốc lá và cà phê.
-
Tập thể dục hàng ngày, ít nhất 30 phút mỗi lần, luyện tập phù hợp để tránh béo phì. Ngủ đủ 8 giờ mỗi đêm, tránh thức khuya.
Hãy duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày để bảo vệ sức khỏe
Điều trị huyết áp cao đòi hỏi kiên nhẫn và thay đổi lối sống. Dù huyết áp đã ổn định, không nên ngừng sử dụng thuốc hoặc bỏ thói quen tốt, vì căn bệnh này có thể tái phát bất kỳ lúc nào. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.