Quá trình tạo ra kim cương đã được biết đến rộng rãi và thường được lấy làm ví dụ về lãnh đạo. Kim cương hình thành tự nhiên trong lớp vỏ trái đất dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cực kỳ cao. Những điều kiện này xảy ra khi nhiệt độ ít nhất là 2000 độ F và áp suất bằng hoặc vượt quá 725.000 pound mỗi inch vuông. Các nguyên tử cacbon kết nối với nhau trong môi trường khắc nghiệt này. Toàn bộ quá trình mất từ 1 tỷ đến 3,3 tỷ năm.
Chịu đựng áp lực - như một viên kim cương, là một trong những cách tốt nhất để rèn luyện và tạo ra phiên bản tốt hơn của bản thân. Người ta nói rằng chỉ một số ít người có khả năng tự nhiên để giữ bình tĩnh và kiểm soát trong các tình huống mà hầu hết mọi người sẽ cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi. Bạn có nghe nói rằng những người làm tốt dưới áp lực là do bẩm sinh chứ không phải do rèn luyện? Họ không thể lay chuyển được? Họ là những người có cái đầu lạnh?
Tôi tin rằng đúng là một số người bẩm sinh có khả năng đối phó với áp lực tốt hơn người khác, nhưng tôi không nghĩ rằng không ai sinh ra đã có năng lực chịu đựng áp lực. Bất kỳ ai cũng có thể trở nên điềm tĩnh qua quá trình rèn luyện, điều này đòi hỏi sự sẵn sàng tự tạo áp lực cho bản thân. Né tránh những tình huống áp lực là điều dễ hiểu, nhưng điều đó thật khó chịu. Quá trình tạo ra kim cương mất từ 1-3,3 tỷ năm. Điều này không khác gì việc tạo ra sự thay đổi lâu dài. Bạn phải sẵn sàng đón nhận áp lực một cách nhất quán và hài lòng với việc đó là một phần của cuộc sống trong thời gian dài. Chúng ta, với tư cách là con người, có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc, nhưng nhiều người trong chúng ta không sẵn lòng thử nghiệm khả năng phục hồi đó. Bạn càng mời áp lực vào cuộc sống, bạn sẽ càng thành thạo hơn trong việc đối phó và phát triển nhờ nó.
Áp lực có thực sự tạo ra kim cương?
Người ta từng nói không có áp lực sẽ không có kim cương, nhưng nếu áp lực quá lớn và không đúng cách, kim cương sẽ bị phá vỡ. Kim cương quý nhưng không phải là duy nhất, gỗ là gỗ, sắt là sắt, bản chất là vậy, dù thế nào cũng không thể trở thành kim cương. Mỗi vật liệu đều có thể phát triển theo cách riêng, gỗ thì đẽo, sắt thì rèn. Mỗi chúng ta đều có cá tính riêng, cuộc đời riêng và chất liệu riêng, vì vậy hãy sống và phát triển theo cách của riêng mình, miễn là đừng để áp lực điều khiển quá mức.
Mỗi người sinh ra đều là một cá thể riêng biệt, có những sở thích và cá tính riêng. Có người thích chinh phục, thử thách bản thân, và cần áp lực để phát triển. Nhưng cũng có người thích sự tự do, bình yên, tránh xa những xô bồ. Áp lực đối với họ như một chiếc lồng, giam cầm và hạn chế khả năng phát triển, giống như một con chim mong mỏi được tung cánh giữa bầu trời rộng lớn.
Áp lực đến từ đâu?
Người lớn thường hay nói rằng trẻ con ngày nay có gì mà phải áp lực, có gì mà phải trầm cảm hay lo âu?
Nguyên nhân của những áp lực đó chính là từ bản thân chúng ta. Chúng ta không ngừng tạo ra áp lực và tự làm tổn thương chính mình. Mỗi người có con đường riêng, hiện tại có thể khó khăn nhưng tương lai sẽ khác nếu bạn nỗ lực. Hãy nhận thức rõ bản thân, đừng đặt kỳ vọng quá lớn để rồi thất vọng khi không đủ khả năng thực hiện.
Nguyên nhân lớn nhất là từ gia đình và các mối quan hệ xung quanh. Là một người con phải học giỏi, vào trường danh tiếng, kiếm nhiều tiền và làm vui lòng ba mẹ. Là một người cha phải làm trụ cột gia đình, kiếm tiền, xây dựng quan hệ. Là một người mẹ phải hi sinh tuổi xuân lo cho chồng con, làm việc không tên và chịu nhiều chỉ trích. Mỗi thành viên trong gia đình đều có áp lực riêng, chúng ta cần thấu hiểu và lắng nghe nhau để giảm thiểu trầm cảm và tự sát.
GenY, GenZ và những nỗi lo lắng của họ.
Trong thời đại 4.0, thế hệ genY và genZ thường ít gặp áp lực từ bé vì được bảo bọc từ gia đình. Suốt 18 năm thanh xuân, phụ thuộc vào ba mẹ nhiều, chỉ biết học và chơi, không lo về cơm áo gạo tiền hay việc nhà. Lên đại học, thiếu kỹ năng xã hội, quyết định trải nghiệm cuộc sống độc lập, mặc dù có nhiều lo ngại từ gia đình. Tự thích nghi, cảm nhận, quen với cuộc sống đại học. Nhưng áp lực quá lớn sẽ giảm năng suất và hiệu quả công việc, dẫn đến burn out và trầm cảm ngắn hạn.
Khi áp lực quá lớn, phải làm sao?
Không làm gì cả, khi nhận ra không ổn, nghỉ ngơi. Để tâm hồn tĩnh lại, bạn có thể nằm dài, nhìn vào khoảng không vô định.
Hãy đi chơi, dù có lo ngại, hãy tạo cho mình một khoảng trống. Không cần du lịch xa, làm những điều bạn thích, dọn dẹp nơi ở để tâm trí thoải mái. Tâm sự và gần bên người thân yêu, trao đi yêu thương và nhận lại tình yêu từ họ.
Viết nhật ký, nuôi dưỡng tâm hồn. Viết hết những lo lắng, mệt mỏi để nhẹ lòng. Đọc lại sau này, bạn sẽ cười vì những suy nghĩ non nớt.
Hãy biết đủ, biết đủ sẽ giảm áp lực. Buông bỏ những điều không cần thiết, dừng lại khi cần, giữ lại những điều làm bạn hạnh phúc.
Hãy tự lắng nghe bản thân để khám phá điểm mạnh và phát triển một cách phù hợp nhất.
Tác giả: Thùy Trang