Khái niệm tổn thương tâm lý là gì?
Tổn thương tâm lý là trạng thái tinh thần khi một người bị ảnh hưởng và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi sau một sự kiện gây tổn thương hoặc căng thẳng mạnh mẽ. Tình trạng này có thể xuất hiện sau những trải nghiệm như tai nạn, mất mát, bạo lực, chiến tranh, va chạm giao thông hoặc bất cứ sự kiện gây ra căng thẳng tinh thần mạnh mẽ.
Nguyên nhân phổ biến gây ra tổn thương là gì?
Thúc đẩy hành vi qua việc tổn thương là cố gắng kiểm soát hoặc thay đổi hành vi của người khác thông qua gây tổn thương tinh thần hoặc thể chất. Đây không phải là phương pháp tích cực và thường dẫn đến hậu quả tiêu cực vì có thể lan truyền qua các thế hệ và kéo dài trong thời gian dài, gây ra những hậu quả tiêu cực và tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý và hành vi khó khăn.
Tổn thương từ hành vi bạo lực gia đình như sự áp lực từ phía người thân, rối rắm về tài chính, và áp lực gia đình có thể gây ra tổn thương đến người mẹ; người mẹ, vì phải chịu áp lực từ người thân, có thể đổ lỗi cho con cái và truyền nỗi tức giận lên họ; các em có thể đem nỗi đau từ gia đình ra ngoài và dùng cách đánh nhau để giải tỏa. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn không lối thoát, và dần dần, cảm giác này trở thành một vết sẹo không thể xóa trong cuộc đời.
Giải thích lý do kẻ chịu tổn thương lại đổ tổn thương lên người khác thông qua “cơ chế tự vệ phản chiếu”
Cơ chế tự vệ phản chiếu (psychological projection Vaillant , G.E.2011) là khi một ai đó chỉ trích người khác về những điều họ tự ghét ở bản thân mình.
Chỉ trích nạn nhân - tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân hay body shaming chê bai hình dáng của những người lạ là một thuật phân tâm học của Sigmund Freud - con người với rối loạn lo âu - căng thẳng, mất cân bằng trong cuộc sống, để giải quyết vấn đề này, tâm lý con người đã tạo ra các cơ chế tự vệ; những người sử dụng cơ chế tự vệ phản chiếu thường đẩy những suy nghĩ tiêu cực, vấn đề của bản thân lên người khác để tránh trách nhiệm với những vấn đề nội tại của mình.
Các nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra sự ẩn chứa sâu trong tâm trí của mỗi người. Những người dễ dàng chỉ trích hành vi của người khác thường cảm thấy tự ti sâu bên trong, thường thiếu tình yêu và quan tâm từ khi còn nhỏ, điều này đã tạo ra những khoảng trống tinh thần. Cơ chế tự vệ phản chiếu giống như một chiếc áo giáp để bảo vệ cảm xúc và bình an trong tâm hồn mỗi người.
Thực ra, họ cũng đang mắc kẹt trong vấn đề của chính mình, nhưng việc phản chiếu tổn thương của mình lên người khác và làm tổn thương họ thì chắc chắn là không chấp nhận được. Liệu những người chịu tổn thương có chọn cách hồi phục cho người khác?
Câu chuyện cá nhân
Em họ của tôi là một cô gái mạnh mẽ, mạnh mẽ hơn những đứa trẻ cùng tuổi, từ khi còn nhỏ vì một số biến cố trong gia đình, ba cô ấy đã ngoại tình và ba mẹ cô ấy đã ly hôn, quyền nuôi con thuộc về mẹ. Hai mẹ con đã dựa vào nhau, khi cô ấy lớn lên, cô ấy bắt đầu có những mối tình, nhưng chúng không kéo dài lâu, thậm chí chỉ một tuần, khi chia tay, không có dấu hiệu nào của đau lòng, những người xung quanh thấy cô ấy lạnh lùng và không phải là cô gái tốt. Nhưng ai có thể hiểu rõ hơn bản thân mình, từ nhỏ cô ấy không được sự yêu thương, chăm sóc từ ba, khi lớn lên cô ấy mong muốn được người đàn ông chăm sóc, việc thay đổi bạn trai giống như cách ba mình ngoại tình, cô ấy sợ bị người đàn ông của mình lừa dối, vì vậy khi không cảm thấy an toàn trong mối quan hệ, cô ấy sẽ chọn nói lời chia tay trước.
Làm thế nào để chữa lành tổn thương bên trong mình?
Nếu bạn bị tổn thương từ gia đình, hãy nhớ rằng ba mẹ cũng là những đứa trẻ lớn lên, phải đối mặt với áp lực từ xã hội, điều quan trọng là chúng ta cùng nhau chia sẻ khó khăn và lắng nghe lẫn nhau một cách tích cực để có thể hiểu và thông cảm hơn.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần chữa lành tổn thương của chính mình bằng cách thư giãn và chia sẻ cùng những người mà chúng ta tin tưởng. Hơn nữa, việc nhận ra và thấu hiểu nguồn gốc của nỗi đau có thể giúp quá trình chữa lành diễn ra hiệu quả hơn, bởi khi chúng ta không hiểu rõ nguyên nhân của vấn đề, chúng ta sẽ không thể giải quyết được nó.
Nếu tổn thương bắt nguồn từ quá khứ, bạn cần tìm lại chính mình khi còn nhỏ và lập kế hoạch thực hiện những điều bạn mong muốn mà bạn không thể làm khi còn trẻ.
Tránh né cảm xúc khi bị tổn thương chỉ làm cho vết thương càng sâu thêm, bên cạnh việc chấp nhận cảm xúc tích cực, việc chấp nhận cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, khi bạn chấp nhận chúng, bạn sẽ nhận ra rằng chúng đang giúp bạn làm dịu vết thương, từ đó bạn sẽ trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn từ những bài học đó.
Học cách kiên nhẫn cũng là một trong những cách chữa lành tổn thương, kiên nhẫn trong mọi sự kiện, kiên nhẫn với quá trình, nhưng đừng mong đợi quá nhiều trước kết quả có thể làm tổn thương bản thân.
Dám suy nghĩ, dám hành động hoặc muốn làm gì thì làm hết mình và quyết tâm với những việc đó là cách giúp giảm bớt hối hận, từ đó việc chịu tổn thương cũng không còn nặng nề như trước.
Hiện nay, tình trạng sợ yêu đang phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ, nguyên nhân chính là nỗi sợ, sau những tổn thương từ người khác, họ sợ gặp phải người không phù hợp, sợ lại bị tổn thương như trước, sợ bị bỏ rơi. Bình minh luôn bắt đầu từ bóng tối, cũng như những tổn thương bạn trải qua chỉ là một tấm màn để chờ đợi những hạnh phúc sắp đến.
Chúng ta sống trong xã hội biến động, cảm xúc không phải ai cũng chú ý, cách bạn kiểm soát cảm xúc và hành động sau đó là quyết định con người của bạn. Nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc, mặc cho cảm xúc chiếm lĩnh và làm tinh thần bạn héo úa, cuộc sống sẽ trở nên khó khăn. Ý chí và nghị lực của bạn trước tổn thương là điều quan trọng cần rèn luyện hàng ngày.
Các bạn có tin vào bản thân mình không, tin rằng mình có thể, tin vào những ước mơ sẽ thành hiện thực? Việc tin tưởng vào bản thân không chỉ giúp bạn trở nên mạnh mẽ, tự tin mà còn giúp làm dịu những tổn thương bên trong.
Nhiều bạn thường tự hỏi: “Tại sao họ trao hết yêu thương, đối xử tốt với người khác, nhưng lại nhận lại chỉ là tổn thương?”, vì họ đã trao yêu thương sai người và sai cách, chúng ta yêu thương người khác nhưng không nên quên rằng bản thân cũng cần được yêu thương, chúng ta trao đi vì chúng ta muốn, chúng ta có sự đáp lại trong im lặng, họ không hiểu hay họ không muốn hiểu, bạn không sai, người khác không sai, cách chúng ta trao đi quá nhiều để nhận lại tổn thương mới là điều thực sự sai.
Nhớ rằng, chúng ta là con người, có quyền được yêu và yêu người khác, quyền được tin tưởng và trao niềm tin. Vì vậy, dù quá khứ hay tương lai ra sao, hãy sống và yêu thương, vì khi chúng ta tự yêu thương, thế giới sẽ trở nên rộn ràng và hạnh phúc.
Tác giả: Thùy Trang