“Đúng cũng được… sai cũng được thôi”
Có lẽ đây là tình hình “yêu” của khá nhiều cặp đôi, trong đó các bạn nữ thường gặp phải hơn là các bạn nam trong mối quan hệ tình cảm. Vì phụ nữ thường có những suy nghĩ tiêu cực và có khả năng nhạy cảm, họ có thể cảm nhận qua cảm xúc của mình, dù đúng hay sai.
Hội Chứng Sợ Cô Đơn Trong Tình Yêu Là Gì?
Hội Chứng Sợ Cô Đơn Trong Tình Yêu Có Thể Hiểu Là Cảm Giác Bất An, Mất Mát, Cô Đơn Khi Ở Một Mình Hoặc Trong Một Mối Quan Hệ, Bạn Vẫn Cảm Thấy Cô Đơn Bởi Hành Động Của Đối Phương.
Trung Bình Các Cặp Đôi Yêu Nhau Rồi Cãi Nhau, Một Phần Là Do Suy Nghĩ Tiêu Cực Ảnh Hưởng. Ví Dụ, Bạn Và Any/Eny Của Bạn Thường Xuyên Nhắn Tin Cho Nhau, Nhưng Bất Ngờ Im Lặng Trong Một Thời Gian Ngắn, Hocmon Não Của Chúng Ta Sẽ Tiết Ra Một Loại Nỗi Sợ, Trí Tưởng Tượng Dần Trở Nên Phong Phú, “Anh Ta Hết Yêu Mình Rồi”, “Anh Ta Đang Nhắn Tin Với Ai Thế Nhỉ”, “Mình Nhắn Gì Làm Anh Ấy Không Thích Chăng” Và Ngần Ngại Nói Ra Những Điều Mình Lo Lắng, Thế Rồi Đâm Ra Giận, Bắt Đầu Tắt Thông Báo, Seen Không Rep Người Ta, Tắt Điện Thoại Dù Người Ta Có Gọi Bất Kỳ Cỡ Nào. Còn Anh Ấy, Người Chả Hiểu Tại Sao Bạn Giận, Nghĩ Đủ Mọi Cách Để Dỗ Bạn Vui Trong Sự Khó Hiểu. Rồi Bạn Biết Điều Buồn Cười Nhất Là Gì Không, Anh Ấy Dỗ Bạn Thì Bạn Càng Thêm Dỗi, Còn Không Dỗ Thì Bạn Mặc Định Rằng Anh Ấy Không Yêu Mình Hoặc Những Lúc Bạn Làm Anh Ấy Giận, Bạn Lại Dỗi Ngược Lại.
Chúng ta mãi là những đứa trẻ trong tình yêu, mong manh và sợ cô đơn. Sợ một ngày người mình yêu rời bỏ, sợ những kỷ niệm vui vẻ biến mất đột ngột, sợ tình cảm chỉ là đơn phương. Đôi khi, dỗi không chỉ là dỗi, mà là muốn được sự quan tâm từ người mình yêu.
Biểu hiện của nỗi sợ cô đơn trong tình yêu
Tôi và bạn trai đã quen nhau được ba tháng. Trong thời gian đó, tôi thường cảm thấy cô đơn. Tôi là sinh viên năm 2, còn anh là sinh viên năm 4 sắp tốt nghiệp. Do lịch trình học tập và làm việc khác nhau, chúng tôi thường không thấy nhau. Ban đầu, tôi cảm thấy lạ lẫm và cô đơn vì anh luôn bận rộn với công việc. Nhưng sau một thời gian, tôi hiểu và chấp nhận hơn. Thay vì tức giận, tôi trở nên kiên nhẫn hơn và cố gắng hiểu anh hơn.
Từ xa xưa, con người đã hình thành thói quen sống theo cộng đồng, chúng ta hỗ trợ, quan tâm và yêu thương lẫn nhau. Tình yêu không chỉ là quan hệ lãng mạn mà còn là tình yêu gia đình, bạn bè và đất nước. Mỗi năm, chúng ta có những dịp đặc biệt như tết, valentine, giáng sinh,... để tận hưởng niềm vui bên gia đình và người thân yêu.
Bạn sẽ cảm thấy cô đơn nhất khi phải đối mặt với tình yêu đơn phương. Khi bạn nhớ về một ai đó, quan tâm đến họ nhưng họ lại nhớ về người khác, điều này khiến bạn đau lòng. Trong gia đình, nỗi cô đơn cũng tồn tại. Có những trẻ em cảm thấy cô đơn ngay trong ngôi nhà của mình, không nhận được sự quan tâm từ ba mẹ. Nhưng những trải nghiệm đó cũng giúp họ trưởng thành và mạnh mẽ hơn.
Cảm giác cô đơn trong mối quan hệ cũng đến từ việc chỉ nhận được sự quan tâm qua lời nói, không có hành động thực tế. Hành động quan tâm luôn có sức mạnh lớn hơn từ những lời nói. Người ta không phải lúc nào cũng biết cách thể hiện tình cảm bằng lời nói, nhưng họ luôn dành cho bạn sự quan tâm và chăm sóc qua những hành động nhỏ.
Làm thế nào để vượt qua nỗi sợ cô đơn?
Trước tiên,
Tiếp theo,
Và đặc biệt,
Tình yêu giống như một cuộc thử thách, bạn sẽ trải qua hàng ngàn cảm xúc mỗi ngày, trong đó có cả nỗi cô đơn. Quan trọng là chúng ta phải đối mặt và giải quyết nó như thế nào. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ, các bạn sẽ học được những bài học thú vị về hội chứng cô đơn trong tình yêu từ góc nhìn của một cô gái đang yêu.
Tác giả: Thùy Trang