Tham gia cuộc đua Full-frame, nhưng vẫn hy vọng Panasonic không bỏ rơi 'đứa con ruột' là hệ thống máy Micro 4/3.
Chú thích: Micro 4/3 là các dòng máy ảnh có cảm biến nhỏ hơn APS-C và Full-frame. Dòng máy này sử dụng ngàm ống kính được chia sẻ bởi Panasonic, Olympus, Xiaomi, Kodak và nhiều hãng máy ảnh khác, đã phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua.
*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả Amos Chapple
Thực sự, tôi không bao giờ cảm thấy buồn khi một hãng máy ảnh ra sản phẩm mới cho đến bây giờ, khi Panasonic thông báo sẽ phát triển hệ thống máy ảnh Full-frame với Leica và Sigma vào thời điểm mà tương lai của dòng máy ảnh M4/3 mà họ đã sản xuất suốt thời gian qua trở nên mờ nhạt hơn bao giờ hết!
Cư dân trẻ ở Armenia chụp ảnh selfie trước cảnh sát chống biểu tình. Chụp bằng máy Lumix GX8 với ống kính 12-35mm.
Tôi đã sử dụng dòng máy M4/3 của Panasonic từ khi hãng tung ra dòng sản phẩm đầu tiên, Lumix G1, cách đây 10 năm. Dòng máy này có một điểm yếu là khả năng khử nhiễu khi chụp ở ánh sáng yếu.
Một người dân ở vùng núi đang chăm sóc đàn cừu của mình trong một cuộc di cư. Ảnh chụp bằng máy Lumix GX6 với ống kính 15mm.
Ngoại trừ điểm yếu này, tất cả các tính năng khác của máy đều hoàn hảo với công việc của tôi - làm phóng viên ảnh. Các máy M4/3 rất nhỏ gọn, giúp tôi chụp ảnh tự nhiên mà không bị phát hiện, như chụp ảnh kẻ buôn lậu ngà voi trong ảnh dưới đây; hệ thống lấy nét nhanh, pin có thể sạc qua cổng USB giúp tôi thoải mái ra rừng suốt 2 ngày với 2 viên pin và 1 sạc dự phòng; máy có tích hợp Wifi để chuyển ảnh qua smartphone và đăng lên mạng xã hội nhanh chóng; cuối cùng là độ bền không kém các máy DSLR (trong 10 năm sử dụng máy M4/3, tôi chỉ gặp sự cố hỏng máy 1 lần khi bị bão). Đối với tôi, đây là một hệ thống máy ảnh rất ưu việt!
Một kẻ săn ngà voi trái phép đang mang hàng hóa của mình đi bán. Ngà voi này nặng 65kg và có giá lên đến $34,000! Ảnh chụp bằng máy Lumix GX8 với ống kính 12-35mm.
Và với tôi, đó là đủ! Trong 10 năm sử dụng dòng máy này, trong khi các đồng nghiệp vẫn cố gắng dùng các dòng máy cao cấp hơn với cảm biến Full-frame. Tôi nghĩ nếu chất lượng ảnh tốt, sẽ có người ủng hộ, nhưng không, đôi khi cấu hình máy ảnh quan trọng hơn thành phẩm.
Một phụ nữ đang dạo bước ở trung tâm thành phố Bukhara lúc hoàng hôn. Ảnh chụp bằng máy Lumix GX9 với ống kính 12-35mm.
Và có lẽ đó là điểm yếu lớn nhất của dòng máy Micro 4/3, các nhà báo không muốn thử nghiệm nên họ không biết chúng tốt như thế nào. Thay vào đó, họ chi tiêu lớn để theo đuổi công nghệ, theo đuổi Full-frame vì đó được xem là 'tiêu chuẩn', là những gì 'một nhà báo cần'.
Một nữ sinh đang chờ xe bus để đi học tại Yakutsk. Ảnh chụp bằng máy GH2 với ống kính 20mm.
Vì là một hệ thống máy ảnh không gương lật, nên Micro 4/3 có nhiều ưu điểm so với DSLR, trong đó có kích thước nhỏ gọn, dễ di chuyển. Trong khi các máy Full-frame không gương lật dần mất đi lợi thế này vì ngày càng trở nên lớn hơn, và các ống kính cũng không thể nhỏ gọn được. Ngược lại, các máy M4/3 vẫn giữ được thiết kế nhỏ gọn, kèm theo đó là hệ thống ống kính khẩu độ lớn nhưng vẫn vừa tay.
Các ống kính mới dành cho hệ thống S-line Full-frame mới của Panasonic
Tôi chúc Panasonic thành công trong việc phát triển hệ thống Full-frame và cạnh tranh với các đối thủ. Tuy nhiên, tôi hy vọng họ sẽ không bỏ quên 'đứa con' Micro 4/3, một dòng máy tuyệt vời nhưng thường bị lãng quên bởi các thông số kỹ thuật và quảng cáo của các hãng máy ảnh Full-frame.
Về tác giả: Amos Chapple là phóng viên ảnh cho tạp chí Kiwi của New Zealand, hiện đang sống ở châu Âu. Anh tham gia tạp chí này từ năm 2003 và sau đó 2 năm tham gia chương trình UNESCO World Heritage để chụp ảnh phóng sự trên toàn thế giới. Bài viết này chứa ý kiến cá nhân của anh được đăng trên Petapixel.