Thu hồi niêm yết cổ phiếu là gì?
Thu hồi niêm yết cổ phiếu là quá trình thực hiện các thủ tục để kết thúc niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán [1]. Nói cách khác, thu hồi niêm yết là việc đưa cổ phiếu đã/đang niêm yết ra khỏi hệ thống niêm yết của GDCK.
Quy định, điều kiện thu hồi niêm yết cổ phiếu [2]
LOẠI CHỨNG KHOÁN | A. TRƯỜNG HỢP HỦY NIÊM YẾT BẮT BUỘC | B. ĐIỀU KIỆN HỦY NIÊM YẾT TỰ NGUYỆN | HỆ QUẢ |
Mục 1. Cổ Phiếu (“CP”) | a. Tổ chức niêm yết (“TCNY”) hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của UBCKNN; b. TCNY ngừng/bị ngừng các hoạt động SXKD chính từ 01 năm trở lên; c. TCNY bị thu hồi GCNĐKDN hoặc Giấy phép hoạt động; d. CP không có giao dịch tại SGDCK trong 12 tháng; đ. CP không đưa vào giao dịch trong 90 ngày kể từ ngày SGDCK chấp thuận đăng ký niêm yết; e. Kết quả SXKD bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất; g. TCNY chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản; h. Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán; có ý kiến kiểm toán trái ngược; từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm gần nhất; hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với BCTC năm trong 03 năm liên tiếp; i. TCNY vi phạm chậm nộp BCTC năm trong 3 năm liên tiếp; k. UBCKNN/SGDCK phát hiện TCNY giả mạo hồ sơ niêm yết; l. TCNY bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật CK; m. TCNY bị đình chỉ hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính; n. Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách DN và các trường hợp cơ cấu lại DN; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động này nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết; o. TCNY vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ CBTT, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với SGDCK và các trường hợp khác mà SGDCK/UBCKNN xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư (“NĐT”). | a. Quyết định hủy bỏ niêm yết tự nguyện được ĐHĐCĐ, Đại hội NĐT thông qua, trong đó phải được trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn thông qua; b. Chỉ được thực hiện sau tối thiểu 02 năm kể từ ngày có Quyết định chấp thuận niêm yết. | 1. Được tiếp tục giao dịch tối đa 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hủy niêm yết, trừ trường hợp hủy niêm yết tại điểm c, d, đ, g, k, l, m Mục 1 và điểm b, c Mục 2. 2. Công ty vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch CP trên Upcom và chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên Upcom. |
Mục 2. Chứng Chỉ Quỹ Đóng, Quỹ Đầu Tư Bất Động Sản, Quỹ Hoán Đổi Danh Mục Và Cổ Phiếu Công Ty ĐTCK Đại Chúng | a. TCNY không còn đáp ứng điều kiện có ít nhất 100 NĐT không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp; b. Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu liên tục trong 03 tháng gần nhất vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của SGDCK; hoặc không thể xác định được chỉ số tham chiếu vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định rõ tại bộ nguyên tắc về xác định chỉ số (đối với chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục); b. TCNY bị giải thể hoặc chấm dứt sự tồn tại do bị hợp nhất, sáp nhập theo quyết định của Đại hội NĐT của quỹ, ĐHĐCĐ; c. Trường hợp quy định tại điểm d, đ, k, o của mục 1.Cổ Phiếu. | ||
Mục 3. Trái Phiếu | a. Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn; b. TCNY trái phiếu chấm dứt sự tồn tại do giải thể hoặc phá sản; c. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, e, h, i, k, l, m mục 1 (Cổ Phiếu); TCNY thực hiện chia, tách DN; d. TCPH không đưa trái phiếu vào giao dịch. | ||
Mục 4. Chứng Quyền Có Bảo Đảm | a. Chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết hoặc không thể xác định được chỉ số chứng khoán; b. Hồ sơ đăng ký chào bán có những thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quan trọng có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho NĐT; khi phát hiện tổ chức phát hành không ký quỹ bảo đảm thanh toán hoặc không có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng; c. Tổng số lượng chứng khoán cơ sở được quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành thuộc tất cả các tổ chức phát hành so với tổng số lượng chứng khoán cơ sở tự do chuyển nhượng vượt quá một tỷ lệ phần trăm theo quy chế UBCKNN; d. TCPH vi phạm nghĩa vụ phòng ngừa rủi ro hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tạo lập thị trường dẫn đến bị chấm dứt hoạt động tạo lập thị trường theo quy chế của SGDCK; đ. Các chứng quyền đã được hoàn tất việc thực hiện quyền hoặc đã đáo hạn; e. Trường hợp tại điểm c, g mục 1. | Được hủy niêm yết một phần hoặc toàn bộ chứng quyền chưa lưu hành sau ngày niêm yết tối thiểu là 30 ngày theo nguyên tắc: a. Trường hợp vẫn còn chứng quyền đang lưu hành, số chứng quyền còn lại (sau khi trừ phần dự kiến hủy niêm yết) đạt tối thiểu 10% số chứng quyền đã phát hành; b. Trường hợp tổ chức phát hành đã sở hữu toàn bộ số chứng quyền đã phát hành, thì được đề nghị hủy niêm yết tất cả số chứng quyền đã phát hành. | Việc mua lại chứng quyền và thanh toán tiền cho NĐT thực hiện theo hướng dẫn của BTC (Thông tư hướng dẫn giao dịch chứng quyền có bảo đảm) |
*THU HỒI NIÊM YẾT CỦA TCPH NƯỚC NGOÀI: Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Mục A.THN Bắt Buộc hoặc khi dự án đầu tư bị ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ năm 01 trở lên, hoặc bị thu hồi Giấy phép Đầu tư (IRC).
[1] Quy chế niêm yết và Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV ngày 31/03/2022 của SGDCKVN
[2] Điều 120, Điều 121, Điều 125 Nghị định 155/2020/NĐ-CP