Mình mượn nhanh được một chiếc điện thoại prototype đang trình diễn khả năng của Snapdragon 8 Gen 2. Máy được cài sẵn một đoạn demo tựa game phong cách kiếm hiệp để thể hiện cách ray tracing sẽ cải thiện trải nghiệm thưởng thức hình ảnh game như thế nào, mời anh em xem thử nhé.
Tính đến hiện tại, chúng ta chỉ có thể trải nghiệm công nghệ ray tracing trên máy tính. Tuy nhiên, với việc tăng cường sức mạnh xử lý và sử dụng trí tuệ nhân tạo, 8 Gen 2 của Snapdragon có thể cải thiện hiệu suất mà vẫn tiết kiệm điện năng. Nói cách khác, việc sử dụng năng lượng sẽ hiệu quả hơn.
Ray Tracing, một kỹ thuật dựng hình ảnh ánh sáng bằng cách theo dõi ngược lại đường đi của tia sáng từ nguồn tới bề mặt, vật thể. Anh em có thể tưởng tượng như việc theo dõi ánh sáng từ mặt trời chiếu vào môi trường xung quanh. Ray tracing tái tạo lại quy trình đó trong môi trường số.
Ray tracing theo dõi các ánh sáng từng đối tượng trong môi trường, không chỉ từ mặt trời mà còn từ mọi nguồn sáng khác nhau (ví dụ: đèn trong phòng, lửa từ lò sưởi trong game, nguồn sáng nhân tạo trong mô hình 3D...).
Mục tiêu của ray tracing là tạo ra hiệu ứng chiếu sáng và đổ bóng tự nhiên hơn, đồng thời tiết kiệm tài nguyên cho các nhà phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, cần có khả năng xử lý mạnh mẽ trên phần cứng để đáp ứng các thuật toán phức tạp trong quá trình dò tia.
Anh em hãy nhìn cảnh này, nhân vật đang nhảy múa kiếm trước 1 hồ nước. Ray tracing làm cho cảnh phản chiếu của background và nhân vật trở nên sống động trên mặt nước.
Khi tắt, vùng nước dưới đây trở thành một khối, chỉ hiện thị một vài hình ảnh phản xạ cố định.
Đây là ví dụ rõ nhất về Ray Tracing. Anh em có thể nhìn thấy hình ảnh của các chén phản chiếu trên bề mặt gốm của cái bình.
Khi tắt, chiếc bình trông như một đơn độc, cô lập và không hòa mình vào môi trường xung quanh.
Một ví dụ khác là về bề mặt kim loại của thanh kiếm khi bật ray tracing.
Thêm nhiều hình ảnh để minh họa sự khác biệt giữa việc bật và tắt Ray Tracing trên màn hình điện thoại.