1. Mẹo giảm nghẹt mũi tức thì
Tình trạng nghẹt mũi (ngạt mũi) xảy ra với cơ thể chúng ta do cảm lạnh hoặc dị ứng. Điều này làm cho hốc mũi sưng lên và tích tụ chất nhầy, gây khó thở. Dưới đây là những mẹo giảm nghẹt mũi tại nhà đã được nhiều người kiểm chứng và có hiệu quả cao:
Giảm nghẹt mũi bằng cách massage
Đây là một phương pháp chữa trị đơn giản mà không cần sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích khác nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Bạn chỉ cần sử dụng ngón tay để massage nhẹ nhàng ở những vị trí quan trọng trên khuôn mặt.
Massage nhẹ mặt có hiệu quả trong việc chữa trị nghẹt mũi
- Massage ở giữa hai lông mày
Hãy dùng ngón trỏ massage nhẹ nhàng vào điểm ở giữa lông mày trong khoảng 1 phút. Việc massage ở vị trí này giúp ngăn chặn tình trạng niêm mạc mũi khô và cũng giúp giảm áp lực trong xoang trán, giảm nghẹt mũi.
- Massage khu vực xoang mũi
Đặt hai ngón trỏ lên hai phần hốc mắt (ở phía hai bên sống mũi và dưới hàng lông mi), sau đó massage theo chiều kim đồng hồ và ngược lại trong khoảng 1 - 2 phút để làm cho chất nhầy trong mũi loãng và dễ dàng thoát ra bên ngoài.
- Massage ở vị trí nhân trung
Sử dụng ngón trỏ vào vị trí giữa mũi và môi và massage xoay tròn nhẹ nhàng trong khoảng 1 - 2 phút để giảm sưng cho các mao mạch trong mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn.
Đây là một phương pháp giảm nghẹt mũi hiệu quả, tiết kiệm thời gian và có thể thực hiện ở bất kỳ nơi đâu.
Chữa nghẹt mũi ngay lập tức với nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý được sử dụng như một dung dịch sát khuẩn, rửa sạch bụi bẩn và làm loãng dịch nhầy mà không cần dùng thuốc. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp tăng độ ẩm trong khoang mũi, làm loãng chất nhầy và giảm viêm các mạch máu.
Bạn có thể tự pha nước muối loãng tại nhà hoặc mua tại bất kỳ nhà thuốc nào trên toàn quốc.
Mẹo giảm nghẹt mũi bằng cách tắm nước nóng
Tắm nước nóng là một cách trị nghẹt mũi tại nhà đơn giản và hiệu quả. Hít thở hơi ấm trong quá trình tắm giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và giảm viêm, từ đó giảm nghẹt mũi. Bạn nên tắm vòi hoa sen bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm khi bị nghẹt mũi. Ngoài ra, việc tắm nước nóng cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn và giảm bớt sự mệt mỏi do nghẹt mũi gây ra.
2. Phòng và chữa trị nghẹt mũi
Ngoài những mẹo đơn giản trên, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để phòng và chữa trị nghẹt mũi:
Chữa nghẹt mũi bằng phương pháp xông hơi
Một phương pháp tương tự như tắm nước nóng là xông hơi, nhưng nó tốn nhiều thời gian hơn. Để chữa nghẹt mũi bằng xông hơi, bạn cần thực hiện các bước sau:
Việc xông hơi có thể làm mỏng dịch nhầy và giúp cơ thể cảm thấy thư giãn hơn
-
Chuẩn bị một cái thau nước và đổ nước sôi vào đó. Bạn có thể thêm vài giọt dầu sả hoặc dầu oải hương để có hương thơm dễ chịu hơn khi xông.
-
Lấy một tấm khăn lớn che kín đầu để hơi nước không đọng lại trên mặt và hít thở sâu vào. Nên xông hơi trong khoảng 10 phút, nhưng phải cẩn thận với nước nóng và giữ khoảng cách với thau nước để đảm bảo an toàn cho bản thân.
-
Nếu bạn không thể hít thở bằng mũi ban đầu, hãy thở bằng miệng. Lặp lại quy trình này từ 2 - 3 lần/tuần để có kết quả điều trị lâu dài.
Chữa trị tại nhà bằng máy tạo ẩm
Không khí khô có thể kích thích niêm mạc trong xoang mũi, làm tăng triệu chứng nghẹt mũi. Trong tình huống đó, máy tạo ẩm là một thiết bị hữu ích để điều chỉnh độ ẩm không khí trong phòng của bạn. Máy tạo ẩm sẽ giúp bạn:
-
Giảm sưng tấy và làm dịu các mô niêm mạc.
-
Làm mỏng dịch nhầy trong xoang mũi, giúp cho việc hỉ mũi dễ dàng hơn.
-
Tăng thông thoáng của khoang mũi, giúp cho việc hít thở dễ dàng hơn.
Thêm một số loại tinh dầu như bạc hà, xả hoặc dầu khuynh diệp vào máy tạo ẩm có thể tăng hiệu quả của phương pháp điều trị. Những hương thơm dễ chịu cũng giúp cơ thể và tâm trạng thư giãn hơn, giảm căng thẳng.
Điều chỉnh độ ẩm trong nhà bằng máy tạo độ ẩm
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Chất nhầy trong mũi cũng có thể được làm loãng bằng cách cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống đủ nước không chỉ giúp giảm áp lực trong xoang mũi mà còn giảm viêm và kích ứng trong khoang mũi.
Ngoài việc sử dụng nước lọc, bạn cũng có thể chọn lựa nước chanh mật ong, trà gừng, nước ép và nước trái cây.
3. Điều trị nghẹt mũi bằng thuốc
Khi nghẹt mũi do các nguyên nhân khác như kích ứng hoặc dị ứng mũi, bạn có thể sử dụng thuốc để giải quyết:
Sử dụng thuốc thông mũi
Nếu nghẹt mũi do kích ứng, bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi để giảm sưng đau khoang mũi. Hiện nay có hai loại thuốc thông mũi:
-
Oxymetazoline (Afrin) và Phenylephrine (Sinex) dạng xịt.
-
Pseudoephedrine (Sudafed, Sudogest) dạng viên nhộng.
Khi bị nghẹt mũi, bạn có thể mua thuốc thông mũi tại các hiệu thuốc uy tín. Nhưng hãy chú ý không sử dụng quá mức và nên được tư vấn bởi bác sĩ. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của dược sĩ. Đồng thời, nếu triệu chứng nặng hơn hoặc có biến chứng, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Sử dụng thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống dị ứng
Trong trường hợp nghẹt mũi do dị ứng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống dị ứng. Cả hai loại thuốc này đều giúp giảm sưng mũi và làm hết nghẹt. Ngoài ra, thuốc kết hợp cả kháng histamin và thông mũi cũng giúp giảm áp lực và sưng mũi do phản ứng dị ứng.
Sử dụng thuốc giảm triệu chứng nghẹt mũi
Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Sử dụng thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, nên bạn nên tránh sử dụng khi cần lái xe hoặc làm việc nặng nhọc.
Đây là những cách chữa trị nghẹt mũi hiệu quả và nhanh chóng, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn. Tuy nhiên, nếu sau khi thử các phương pháp mà không thấy cải thiện, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị chuyên sâu.