Hôm nay, tôi muốn ngồi đây chia sẻ một vấn đề khá quan trọng với các bạn thế hệ Z là việc trì hoãn và cố gắng giả tạo. Thỉnh thoảng, người khác có thể nhìn thấy chúng ta đang nỗ lực, nhưng thực ra, ẩn sau đó là một câu chuyện khác. Chúng ta đang học trong khi chơi, không tập trung và thời gian trôi đi mà không có hiệu quả gì.
Trì hoãn, đây là một tình trạng mà chúng ta luôn có thể gặp phải. Dù có những công việc quan trọng đang đợi chờ, chúng ta lại bị cuốn vào những việc khác như lướt Facebook, xem video hoặc chơi game. Chúng ta biết điều này không mang lại lợi ích lâu dài, nhưng lại không hiểu sao không thể chấm dứt được.
Cố gắng giả tạo, thỉnh thoảng chúng ta có xu hướng giữ vẻ bề ngoài là người nỗ lực và chăm chỉ. Nhưng thực ra, chúng ta chỉ đang cố giả vờ làm việc một cách tập trung, trong khi tâm trí lại đi lang thang vào những suy nghĩ khác. Điều này dẫn đến việc học và làm việc không có hiệu quả và vô tình đẩy chúng ta rời xa mục tiêu của mình.
Nhưng hãy lắng nghe tôi, thế hệ Z!
Đây chỉ là một phần trong hành trình phát triển của chúng ta. Tôi hiểu rằng chúng ta cần thời gian và kiên nhẫn để vượt qua những thách thức này. Dưới đây là một số cách giúp thế hệ Z dễ dàng vượt qua trì hoãn và cố gắng giả tạo mà tôi đã tham khảo và áp dụng:
1. Xây dựng lịch trình rõ ràng và tuân thủ nó
Lập kế hoạch chi tiết cho công việc và học tập, ghi chú các hạn chót quan trọng và tuân thủ lịch trình một cách kỷ luật. Thay vì chờ đến cuối ngày mới làm bài tập, hãy chia nhỏ chúng thành từng phần nhỏ và lên kế hoạch hoàn thành một số lượng nhất định mỗi ngày. Thường thì tớ sẽ đặt deadline sớm hơn 1 ngày để có thời gian sửa lỗi nếu cần thiết. Sau khi đặt lịch như vậy, tớ sẽ làm việc với tinh thần nghiêm túc.
2. Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả
Sử dụng các kỹ thuật như Pomodoro, xác định ưu tiên cho các công việc và phát triển thói quen làm việc tập trung trong khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể thử học hoặc làm việc tập trung trong 25 phút, sau đó nghỉ 5 phút. Lặp lại quá trình này để duy trì hiệu suất làm việc. Thường thì tớ sẽ đặt 30 phút cho các công việc liên quan đến con số và 35 phút cho công việc về viết lách hoặc xã hội. Thời gian nghỉ của tớ giữa các phiên là 7 - 10 phút. Bạn có thể thử đặt thời gian phù hợp với bản thân mình nhé!
3. Tìm một môi trường học tập yên tĩnh và không bị làm phiền
Tạo ra không gian riêng tư và yên tĩnh để tập trung vào công việc và học tập. Ví dụ như đến thư viện hoặc tạo ra một góc học riêng tại nhà, nơi bạn có thể tránh xa các yếu tố gây xao lạc như điện thoại di động hay tiếng ồn. Vì nhà tớ cách trường khá xa, tớ ưu tiên tân trang góc học tập của mình: đủ ánh sáng, có nhiều câu nói động viên, những bức ảnh về nơi tớ muốn đến... Đó là cách tạo động lực để tớ học tập và làm việc chăm chỉ hơn.
5. Khám phá và áp dụng cách học phù hợp với bản thân
Tìm hiểu các phương pháp học hiệu quả như viết ghi chú, ôn lại đều đặn. Sử dụng kỹ thuật ghi chú bằng cách viết lại các ý chính, tạo ra bản đồ tư duy hoặc giảng giải kiến thức như bạn đang dạy cho người khác để cải thiện việc nhớ. Đối với tôi, việc nổi bật những điều quan trọng rất hữu ích nên tôi vẫn áp dụng cho đến bây giờ.
6. Tạo ra những phần thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành nhiệm vụ
Đặt những phần thưởng nhỏ sau khi hoàn thành công việc để khuyến khích sự cố gắng và tạo động lực. Sau khi hoàn thành một bài tập khó hoặc công việc kéo dài, tôi thường thưởng cho bản thân một túi snack hoặc một ly trà sữa, xem một tập phim yêu thích, hoặc thực hiện một hoạt động giải trí thú vị.
Hãy nhớ rằng mỗi chúng ta đều có khả năng vượt qua sự trì hoãn và cố gắng giả tạo. Hãy tập trung vào mục tiêu và không để những khó khăn nhỏ trở thành rào cản lớn. Hãy tập trung, kiên nhẫn và tin rằng chúng ta có thể đạt được những thành công mà bạn luôn mơ ước.
Đừng quên luôn có rất nhiều bạn Gen Z đồng hành cùng bạn, đừng lo, bạn không bao giờ cô đơn đâu!