TÌM HIỂU SÂU BÀI QUA VIỆC ĐỌC TÀI LIỆU TRƯỚC
Trước khi chỉ ra các bước cụ thể để đọc tài liệu, mình muốn nhấn mạnh rằng, không phải lúc nào giáo viên cũng khuyến khích sinh viên tự tìm hiểu tài liệu trước khi học. Tài liệu chứa đựng toàn bộ kiến thức, giải thích sâu về các chủ đề, các chương học mà sinh viên sẽ được học trong lớp. Khi giảng bài, thầy cô thường tóm tắt nội dung chương trong các slide, do đó nếu bạn không đọc trước tài liệu, có thể sẽ bị lạc hậu so với lớp. Ngoài ra, việc đọc trước tài liệu giúp bạn nắm bắt nội dung bài giảng sơ bộ, khiến việc học lại trở nên dễ dàng hơn khi đến kì thi.
• LÀM SAO ĐỂ ĐỌC TÀI LIỆU KHÔNG CẢM THẤY CHÁN?
- Không cần phải đọc từ đầu đến cuối
Thường thấy các bạn mở giáo trình ra và đọc từ đầu tới cuối chương, nhưng thực tế chỉ làm mắt bị lừa, não bộ từ chối tiếp nhận thông tin vì quá nhiều chữ, đọc không có lựa chọn và không nắm được thông tin.
- Nên đọc từ cuối lên hoặc đọc mục lục
Bắt đầu đọc giáo trình, hãy xem qua mục lục trước để hiểu tổng quan và nội dung chính của các chương. Theo dõi tiến độ học để đọc trước 2/3 chương là đủ.
- Đánh dấu từ ngữ chuyên ngành và chú ý đến ví dụ, sơ đồ
Nội dung của bài thảo luận hay bài thi tự luận thường là phân tích sơ đồ trong giáo trình, nên biết nhìn và phân tích để hiểu sâu và nhớ lâu.
- Kết hợp đọc và tóm tắt ý chính
Khi tóm tắt nội dung, bạn có thể hiểu sâu sắc hơn so với việc chỉ nhìn vào slide của giảng viên. Điều này giúp bạn tổ chức kiến thức và nhận ra những điểm mấu chốt. Sau đó, bạn có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn và thảo luận với giảng viên sau buổi học.
Đừng ngần ngại khám phá và học hỏi khi đọc. Tâm trạng sẵn sàng tiếp thu và ham muốn biết là yếu tố quan trọng. Bằng cách tạo ra các câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời trong tài liệu, bạn sẽ thấy hứng thú và tiếp tục học hỏi.
Khám phá những điều mới mẻ và không rõ ràng sẽ giúp bạn tìm kiếm câu trả lời và đặt ra những câu hỏi mới. Điều này sẽ tạo động lực cho bạn để tiếp tục nghiên cứu và hiểu biết sâu hơn về chủ đề.