“Chỉ cần tập trung vào học là đủ, công việc sẽ đợi, không cần phải vội vàng!”
Nếu bạn là sinh viên Đại học, chắc chắn bạn đã từng nghe lời khuyên này từ bạn bè, phụ huynh, hoặc thậm chí... từ những người hàng xóm khi bạn nghĩ đến việc bắt đầu một công việc làm thêm. Tuy tôi tôn trọng việc học là ưu tiên hàng đầu của sinh viên, nhưng theo quan điểm của tôi, 'làm' cũng là một hình thức 'học', và nó là một cách 'học' vô cùng hiệu quả. Trên thị trường lao động ngày nay, nơi mà cơ hội và cạnh tranh luôn tồn tại song song, các bạn trẻ thế hệ Z ngày càng thể hiện sự năng động với các hồ sơ có nhiều thành tích, thương hiệu cá nhân nổi bật. Vì vậy, việc sở hữu những kỹ năng thực tế bên cạnh kiến thức học tập trong trường học sẽ giúp sinh viên thích ứng tốt hơn khi bước ra ngoài thực tế làm việc, cũng như giúp hấp thụ kiến thức lý thuyết trong trường học một cách sâu sắc hơn.
Tôi xin phép không bàn thêm về tính đúng sai của ý kiến trên mà chỉ chia sẻ câu chuyện của bản thân - một sinh viên sau ba năm học đại học, dù không có quá nhiều trải nghiệm nhưng cũng đã 'điền đầy' khá nhiều khoảng trống trong sơ yếu lý lịch của mình. Với bề dày là sinh viên Ngành Marketing tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Công việc đầu tiên của tôi là làm trợ giảng môn Tiếng Anh, giúp tôi cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh và sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng. Kết thúc năm nhất, tôi đã hoàn thành chứng chỉ ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn đầu ra của trường.
Công việc thứ hai của tôi liên quan đến chuyên ngành học - làm Marketing Nội dung cho một start-up trong lĩnh vực giáo dục. Nhờ công việc này, tôi có cơ hội hiểu rõ hơn về chuyên ngành của mình, đồng thời mở rộng mạng lưới quan hệ.
Hiện tại tôi đang thực tập cho một công ty nhập khẩu xuất khẩu - công việc này được giới thiệu bởi chị HR ở công ty cũ.
Dưới đây là ba bài học tôi rút ra từ quá trình làm việc khi là sinh viên.
Tôi đã tìm hiểu kỹ về yêu cầu công việc trên các trang tuyển dụng để biết mình đã đáp ứng được những yêu cầu nào. Đối với những yêu cầu chưa đạt, tôi tự học hỏi nếu có thời gian và khả năng tài chính cho phép. Chứng chỉ và bằng cấp từ các khóa học ngắn và dài hạn không bắt buộc nhưng cũng làm tăng giá trị của CV, vì vậy hãy cố gắng học hỏi! Nếu không đáp ứng được quá nhiều yêu cầu, có thể công việc đó chưa phù hợp với bạn ở thời điểm hiện tại. Hãy bắt đầu với những công việc ít đòi hỏi hơn. (VD: bạn có thể bắt đầu với việc trợ giảng kiến thức đã học ở THPT thay vì công việc chuyên ngành từ năm nhất.)
Trước khi chuyển sang công việc thứ hai, tôi đã tham gia các CLB chuyên môn ở Đại học cũng như các dự án xã hội. Đây là nơi lý tưởng để người mới bắt đầu tích lũy kinh nghiệm trước khi xin việc. Hiện nay, hoạt động ngoại khóa của sinh viên rất phong phú. Không thiếu cơ hội trên các trang thông tin cho thanh niên Việt Nam, iVolunteer Vietnam,... để bạn tham khảo.
Khi bắt đầu công việc, việc học hỏi sẽ diễn ra tự nhiên, nhưng mức độ và độ sâu phụ thuộc vào sự tích cực của từng người. Như bạn đã thấy, nhờ tích cực tìm kiếm và duy trì quan hệ với các mentor ở công ty cũ, tôi đã được giới thiệu thêm nhiều cơ hội mới. Hãy giữ tinh thần nhiệt huyết học hỏi từ khi phỏng vấn cho đến khi rời khỏi công việc đó (nếu có)!
Chúc các bạn đang đối diện với câu hỏi giữa học và làm sẽ sớm tìm ra lời giải cho bài toán này!