Dạng bài True/False/Not Given (T/F/NG) trong phần đọc (Reading) của kỳ thi IELTS đòi hỏi người thí sinh phải đọc hiểu và phân tích thông tin từ một đoạn văn để đưa ra nhận định về sự trùng khớp giữa các câu trả lời đã cho và các thông tin trong đoạn văn. Đây là một trong những phần gây khó khăn lớn cho nhiều học viên do sự “hack não” trong quá trình làm bài. Rất nhiều bạn học cho dù đã nắm được các kỹ thuật cơ bản như xác định keywords và scan/skim vùng chưa đáp án và thông tin trong bài đọc nhanh chóng nhưng vẫn gặp khó khăn khi đưa ra kết luận do không thể xác định rằng liệu câu đề có giống với thông tin trong bài hay không. Hôm nay, chúng mình sẽ khai thác vấn đề này và đưa ra hướng làm dạng bài True False Not Given và Yes No Not Given hiệu quả bằng cách sử dụng khả năng so sánh và phân tích
Key Takeaways |
|
Loại bài True False Not Given và Yes No Not Given
Trong dạng bài này, bạn sẽ được cung cấp một danh sách câu trả lời với các khẳng định và nhiệm vụ của bạn là xác định xem chúng có đúng (True), sai (False) hay không đưa ra thông tin cụ thể (Not Given) trong đoạn văn. Để làm được điều này, bạn cần đọc kỹ và hiểu ý nghĩa của các đoạn văn, tìm các chi tiết quan trọng và so sánh chúng với các câu trả lời đã cho.
Để làm bài T/F/NG hiệu quả, người thí sinh cần phải có khả năng xác định ý chính của đoạn văn, hiểu và phân tích các chi tiết, các từ khóa và ngữ cảnh để xác định xem câu trả lời có phù hợp với thông tin trong đoạn văn hay không. Đồng thời, cần chú ý đến các từ phủ định, các cấu trúc câu phức tạp và sự tương đồng trong ý nghĩa để không bị hiểu lầm.
Để tìm hiểu thêm về chiến lược làm dạng bài này và những lưu ý trong lúc làm bài thì các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau: https://Mytour.vn/phuong-phap-lam-bai-ielts-reading-cach-phan-biet-true-false-va-not-given
Tầm quan trọng của việc phân tích và so sánh
Sau đây là một số những lợi ích khi áp dụng kỹ năng phân tích và đối chiếu trong dạng bài True/False/Not Given và Yes/No/Not Given trong IELTS reading
- Hiểu đúng ý nghĩa: Khả năng phân tích giúp bạn tách biệt các phần của một đoạn văn, hiểu ý nghĩa của từng câu và cấu trúc câu. Bằng cách phân tích các chi tiết, ngữ cảnh và ý chính, bạn có thể nắm bắt được ý nghĩa tổng thể của đoạn văn. Điều này giúp bạn đưa ra các phán đoán chính xác về các câu hỏi True/False/Not Given và các loại câu hỏi khác.
- Đối chiếu thông tin: Khả năng đối chiếu là việc so sánh thông tin trong các câu hỏi với các chi tiết và ý nghĩa trong đoạn văn. Bằng cách tìm kiếm các từ khóa, ngữ cảnh và mối quan hệ giữa các câu, bạn có thể xác định xem các câu trả lời là True, False hay Not Given. Đối chiếu thông tin giúp bạn tìm ra sự trùng khớp hoặc sự khác biệt giữa thông tin trong đoạn văn và các câu hỏi.
- Loại bỏ thông tin sai lệch: Khả năng phân tích và đối chiếu cũng giúp bạn loại bỏ các thông tin sai lệch hoặc mơ hồ. Bằng cách phân biệt thông tin chính xác và thông tin không chính xác, bạn có thể tránh các câu trả lời sai và tập trung vào những thông tin quan trọng nhất.
- Tiết kiệm thời gian: Khả năng phân tích và đối chiếu tốt giúp bạn nhanh chóng nhận biết các phần quan trọng của đoạn văn và tìm ra câu trả lời đúng. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian trong quá trình làm bài và tăng khả năng hoàn thành phần đọc trong thời gian giới hạn.
Cải thiện những kỹ năng cần thiết để làm dạng bài TRUE FALSE NOT GIVEN và YES NO NOT GIVEN
1. Tìm kiếm phạm vi bao gồm câu trả lời
Như đã trình bày trong phần trước, phân tích là một kỹ năng cần thiết để giúp xác định được đúng đáp án. Khả năng phân tích câu càng cao thì xác suất điền đúng đáp án sẽ càng lớn. Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để nâng cao khả năng phân tích? Trước hết chúng ta cần hiểu phân tích là dùng chính các từ trong phần câu hỏi để đi tìm câu trả lời. Vì vậy, điều cần làm chính là xác định từ khóa để từ đó hiểu hết câu hỏi và cũng là để tìm kiếm câu trả lời trong bài đọc.
Từ khóa là gì? Đó chính là những từ chứa đựng nội dung chính của mệnh đề hay của câu. Để hiểu được một câu muốn nói gì, ta cần chú ý đến chủ thể của câu (danh từ chính) và những thông tin có liên quan tới chủ thể đó (các từ hoặc cụm từ ngắn gọn).
Ví dụ: The information on the Copper Scroll is written in an unusual way.
Chủ thể đứng trước động từ: The information on the Copper Scroll => từ khóa: information, Copper Scroll
Các thông tin liên quan: is written in an unusual way => từ khóa: written, unusual way (viết theo 1 cách lạ thường)
Có 3 loại từ khóa có thể giúp xác định nội dung của câu và định vị tốt thông tin cần tìm trong bài đọc: (1) từ khóa khó thay thế, (2) từ khóa dễ thay thế, (3) từ khóa chìm. Hãy cùng xem ví dụ được đưa ra phía trên để có cái nhìn cụ thể hơn đối với 3 loại từ khóa này.
Ví dụ:
(1) Copper Scroll được gọi là từ khóa khó thay thế vì nó là tên riêng nên cách viết vẫn giữ nguyên từ bài đọc xuống, vì vậy các từ khóa khó thay đổi sẽ là các từ chỉ tên (tên người, địa danh, dự án,…). Ngoài ra, các con số chỉ ngày, tháng, năm cũng là từ khóa khó thay thế vì chúng được giữ nguyên từ bài đọc đến câu hỏi.
(2) Information là từ khó dễ thay thế vì nó là danh từ chung, dễ dàng có những cách gọi khác trong mỗi ngữ cảnh khác nhau mà vẫn giữ được ý nghĩa chung, ví dụ như data hoặc document. Cụm danh từ unusual way cũng được coi là từ khóa dễ thay thế vì nó có thể được diễn đạt theo cách khác, ví dụ như style which is abnormal.(paraphrasing)
(3) Written là từ khóa chìm vì nó là động từ mà có thể được thay thế bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa (synonym). Ví dụ, động từ written có thể được thay thế bằng printed (vì chất liệu bằng đồng). Bên cạnh động từ, thì tính từ cũng được coi là động từ chìm vì loại từ này cũng có thể được thay thế bằng từ đồng nghĩa.
Những từ khóa được xác định trong đề bài sẽ giúp định vị thông tin trong bài đọc dễ dàng hơn. Hiển nhiên chúng ta nên ưu tiên những từ khóa khó thay thế vì chúng sẽ giúp xác định nhanh chóng vị trí thông tin (sử dụng kỹ thuật scanning) do từ khóa trong đề bài và bài đọc là giống nhau. Nếu không có từ khóa khó thay thế, thì từ khóa dễ thay thế sẽ là ưu tiên tiếp theo để thông tin có thể được mau chóng tìm thấy. Tóm lại, thứ tự ưu tiên đối với các loại từ khóa là: Từ khóa khó thay thế -> Từ khóa dễ thay thế -> Từ khóa chìm.
Kỹ thuật Scanning
Kỹ thuật scanning là một trong những kỹ thuật reading dùng để tìm kiếm thông tin cụ thể nhanh chóng trong một đoạn văn hoặc văn bản. Kỹ thuật này rất hữu ích khi bạn cần tìm các chi tiết nhất định, như số liệu, tên riêng, ngày tháng hoặc từ khoá quan trọng trong một bài viết. Sau khi đã xác định được những từ khóa cần tìm, người học có thể tiến hành scan thông tin dựa trên những từ khóa đó để khoanh vùng thông tin chứa đáp án.
Để thực hiện kỹ năng scanning, hãy đọc kỹ câu hỏi của đề bài và những từ khóa đã xác định trước đó, sau đó đưa mắt chạy nhanh qua các đoạn văn và câu để tìm các từ khoá bạn đã xác định, từ đó xác định được vị trí có thể chứa đáp án.
Chuyển động mắt chính là yếu tố quan trọng trong kỹ năng scanning để tìm kiếm thông tin nhanh chóng trong một đoạn văn hoặc văn bản. Khi scanning, bạn cần biết cách di chuyển mắt một cách hiệu quả để nhận biết và thu thập các thông tin cần tìm.
Dưới đây là một số hướng dẫn về chuyển động mắt khi thực hiện kỹ năng scanning:
Phạm vi quét mắt: Hãy tập trung vào phạm vi hẹp khi quét mắt, không đọc toàn bộ đoạn văn. Hãy nhìn vào một dòng hoặc một nhóm từ cùng một lúc.
Đừng đọc từng từ: Trong quá trình scanning, hãy tránh đọc từng từ một. Thay vào đó, hãy để mắt chạy nhanh chóng qua đoạn văn để tìm kiếm các từ khoá hoặc thông tin cụ thể.
Chuyển động từ trái qua phải: Trong tiếng Anh, chuyển động từ trái qua phải là phổ biến nhất, do văn bản được viết từ trái qua phải. Hãy di chuyển mắt dọc theo các hàng từ bên trái đến bên phải. Có thể đọc theo hình zíc zắc để tránh đọc từng từ theo thói quen.
Sử dụng ngón tay hướng dẫn: Bạn có thể sử dụng ngón tay để hướng dẫn mắt đi theo đường thẳng hoặc theo từng đoạn, giúp bạn không bỏ sót các thông tin quan trọng.
Tập trung vào từ khoá: Xác định các từ khoá hoặc nhóm từ quan trọng mà bạn đang tìm kiếm. Khi scanning, hãy tập trung nhìn vào các từ này để nhanh chóng nhận biết chúng trong văn bản.
2. Kiểm tra đối chiếu
Sau khi định vị được thông tin, việc cần làm tiếp theo chính là đối chiếu những từ khóa trong đề bài với phần thông tin trong bài đọc để đưa ra kết luận câu đề bài đưa ra là đúng (True/ Yes), hay trái ngược (False/ No) với dữ liệu trong bài đọc, hay là câu đó có chứa phần thông tin không được nhắc đến trong bài đọc (Not given). Để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta sẽ tiếp tục với phần ví dụ ở trên. Đối với phần này, chúng ta có thể kết hợp với kỹ thuật skimming để lướt nhanh nội dung chính của vùng thông tin, giúp chúng ta nắm được ý tốt hơn để làm bài vì sẽ có những câu hỏi cần đọc cả đoạn để ra được câu trả lời.
Ví dụ:
The Dead Sea Scrolls
In late 1946 or early 1947, three Bedouin teenagers were tending their goats and sheep near the ancient settlement of Qumran, located on the northwest shore of the Dead Sea in what is now known as the West Bank. One of these young shepherds tossed a rock into an opening on the side of a cliff and was surprised to hear a shattering sound. He and his companions later entered the cave and stumbled across a collection of large clay jars, seven of which contained scrolls with writing on them. The teenagers took the seven scrolls to a nearby town where they were sold for a small sum to a local antiquities dealer. (Cambridge 17 test 2 passage 1 para 1)
The origin of the Dead Sea Scrolls, which were written around 2,000 years ago between 150 BCE and 70 CE, is still the subject of scholarly debate even today. According to the prevailing theory, they are the work of a population that inhabited the area until Roman troops destroyed the settlement around 70 CE. The area was known as Judea at that time, and the people are thought to have belonged to a group called the Essenes, a devout Jewish sect. (Cambridge 17 test 2 passage 1 para 2)
The only exception is the scroll numbered 3Q15, which was created out of a combination of copper and tin. Known as the Copper Scroll, this curious document features letters chiseled onto metal – perhaps, as some have theorized, to better withstand the passage of time. One of the most intriguing manuscripts from Qumran, this is a sort of ancient treasure map that lists dozens of gold and silver caches. Using an unconventional vocabulary and odd spelling, it describes 64 underground hiding places that supposedly contain riches buried for safekeeping. (Cambridge 17 test 2 passage 1 para 5)
1. Bedouin chính là từ khóa giúp khoanh vùng vị trí thông tin trong bài đọc do đây là từ khóa khó thay thế. Phần thông tin sau đó kể về việc 3 bạn trẻ người Bedouin vô tình đi vào 1 cái hang và tìm thấy (stumbled across = found) những lọ chứa bằng đất sét, trong đó có các cuộn giấy (scrolls). Sau đó những cuộn giấy này được bán (were sold) với một khoản tiền nhỏ, trong đề bài bên dưới thì thay vì để ở dạng bị động, câu văn đã được chuyển thành những thanh niên bán các cuộn giấy và nhận (receive) ít tiền (small sum = little money). Toàn bộ sự việc đều khớp với bài đọc, tuy nhiên phần thông tin về sự thất vọng của các bạn về số tiền ít thì không hề được đề cập trong đoạn văn, vì vậy đáp án là NOT GIVEN.
2. Dead Sea Scrolls là danh từ riêng, tuy nhiên vì nó là chủ đề của bài đọc, tức là nó sẽ là cụm xuất hiện nhiều trong bài đọc, cho nên đây sẽ được coi là một từ khóa chìm vì chỉ dựa vào mình nó thì chưa thể khoanh vùng được thông tin tin cần tìm. Vì vậy, cần thêm từ khóa origin để biết mình đang tìm hiểu về khía cạnh nào của Dead Sea Scrolls, và thông tin này xuất hiện ngay đầu đoạn văn thứ 2. Trong đề bài phía dưới, dữ liệu được đưa ra là có sự đồng thuận (agreement) giữa các học giả (academics) về nguồn gốc của các cuộn giấy (origin of the Dead Sea Scrolls). Trong khi đó, câu đầu tiên trong đoạn thứ 2 khi nhắc về nguồn gốc của các cuộn giấy (origin of the Dead Sea Scrolls) thì đề cập là nguồn gốc vẫn là cuộc tranh cãi mang tính học thuật (scholarly debate). Vậy là chúng ta có từ agreement trái nghĩa với debate trong văn bản gốc, nên đáp án câu này là FALSE.
3. Copper Scroll chính là từ khóa giúp khoanh vùng vị trí thông tin trong bài đọc do đây là từ khóa khó thay thế. Phần thông tin sau đó là các chữ cái (thể hiện thông tin) được khắc lên kim loại. Vậy thì từ letters trong bài được đổi thành information, từ chiseled được đổi thành written (chú ý thêm là 2 động từ này đều được để ở dạng bị động nên ngoài ngữ nghĩa thì chúng còn trùng khớp với nhau về ngữ pháp nữa). Cách một đoạn phía dưới là thông tin về việc chủ thể (it = Copper Scroll) sử dụng những từ vựng khác thường và cách viết chính tả khác lạ. Cụm này đã được diễn đạt thành unusual way trong phần câu hỏi. Vậy thì từ những đối chiếu về mặt từ ngữ và thông tin, chúng ta có thể thấy rằng thông tin của phần đề bài trùng khớp với thông tin của phần bài đọc, vì vậy nên đáp án là TRUE.
Lợi ích của khả năng phân tích, đối chiếu đối với việc đọc hiểu ở band 5.5
Phần bài trên đây mô tả chi tiết về tầm quan trọng và cách áp dụng khả năng phân tích, đối chiếu để xử lý dạng bài True/ False/ Not Given và Yes/ No/ Not given nói chung cho người đọc. Và nếu áp dụng tốt, chiến lược này sẽ rất có lợi cho các bạn thí sinh ở band 5.5, đặc biệt trong quá trình luyện tập, do ở trình độ này, các bạn còn khá hạn chế về từ vựng, đặc biệt là từ vựng học thuật, và dễ bị “choáng” khi đọc những câu dài với nhiều mệnh đề.
Đơn giản hóa câu dài bằng từ khóa: như đã trình bày phía trên, từ khóa là những từ mang nội dung chính trong câu, vì vậy nếu có khả năng xác định tốt từ khóa, thí sinh có thể phân tích các thành phần chính (S, V, O) và hiểu nội dung chính mà không bị phân tâm tới những từ khó mà không thể hiện nội dung của câu. Như vậy, có thể coi từ khóa chính là trợ thủ đắc lực để phần nào giúp thí sinh ở band 5.5 vượt qua trở ngại về ngữ pháp (vì phân tích được thành phần chính của câu) và từ vựng (vì chỉ tập trung vào từ có ảnh hưởng tới nội dung chứ không phải từ khó). Để hỗ trợ tốt hơn cho phần từ vựng, thí sinh nên cải thiện thêm kỹ năng đoán nghĩa của từ mới dựa trên ngữ cảnh (bài dành cho người mới bắt đầu).
Kết hợp kỹ thuật scanning: nếu thí sinh luyện thêm scanning (phần kỹ thuật đã được phân tích phía trên), thì việc khoanh vùng thông tin dựa trên từ khóa sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Đối chiếu thông tin: sau khi phân tích để hiểu được câu đề bài và câu trong bài đọc, thí sinh có thể tiến hành đối chiếu. Thí sinh đem các từ/ cụm từ chính chứa đựng nội dung chính của 2 câu để so sánh và đưa ra kết luận.
Thực hành
Bài 1: Các câu sau có đồng ý với thông tin được đưa ra trong đoạn văn không? Viết
TRUE if the statement agrees with the information
FALSE if the statement contradicts the information
NOT GIVEN if there is no information on this
In longleaf pine forests, trees grow widely scattered, creating an open, park like environment, more like a savanna than a forest. The trees are not so dense as to block the sun. This openness creates a forest floor that is among the most diverse in the world, where plants such as many-flowered grass pinks, trumpet pitcher plants, Venus flytraps, lavender ladies and pineland bog-buttons grow. As many as 50 different species of wildflowers, shrubs, grasses and ferns have been cataloged in just a single square meter.
1. The sparse distribution of longleaf pine trees leads to the most diversity of species.
Bài 2: Các câu sau có đồng ý với thông tin được đưa ra trong đoạn văn không? Viết
TRUE if the statement agrees with the information
FALSE if the statement contradicts the information
NOT GIVEN if there is no information on this
Many economies today are witnessing the rise of socially responsible businesses, or SRBS. These are profit-making companies which have the additional goal of improving society in some way. Business commentators usually describe SRBS as a fundamentally 21-century phenomenon. However, this common generalization overlooks the significant contribution of Muhammad Yunus, among a number of other entrepreneurs. Yunus established a highly successful bank in Bangladesh in the 1980s lending money to small village business projects that could not attract conventional loans.
There are also those such as CEO Dan Rathbourne who dismiss SRBS as a passing fad which have had little impact on the real world of business. This cynical view is disproved by the evidence: in the UK alone, there are an estimated 80,000 SRBS, turning over £25 billion a year. What is more, research by the Quorate Group based on interviews with over 5,000 respondents in twelve nations found that not only were consumers prepared to support SRBs but that employees preferred to work for them.
Nowadays, there is a growth of SRBS whose aim is to make a contribution to a comprehensive change of the community.
Despite its most significant support, Muhammad Yunus is underestimated in the network of SRBS.
The result of SRBS in the UK alone has proven their trivial influences on existing businesses.
More than 5000 answers from a dozen of countries indicated an approval for SRBS from customers and workers.
Bài 3: Các câu sau có phản ánh quan điểm của tác giả trong đoạn văn không? Viết
YES if the statement agrees with the claims of the writer
NO if the statement contradicts the claims of the writer
NOT GIVEN if it is impossible to say what the writer thinks about this
The increase in the number of such SRBS is associated with the rise of ‘conscious consumers', who want to know exactly how products they buy have been produced. What was the environmental impact? Were workers treated ethically? So the arguments is sometimes put forward that SRBS are a response to new consumer values. But equally, many SRBS that I have studied were established by entrepreneurs who wanted to make a difference and have taken consumers along with them. In reality, both sides of the relationship have contributed to the fresh approach.
Consumers, of course, are not always members of the public. Recently I spoke to Lucinda Mitchell, procurement officer for my local council here in London, who told me that her organisation frequently purchases from SRBS because of shared values. Local, state and national authorities have huge purchasing power for both goods and services. And Mitchell's position is becoming commonplace internationally as these bodies are increasingly prepared to work with SRBS, provided they are competitive on price and quality.
Those who show care about the origin of the consumed goods have an influence on the expansion of SRBS.
There is an agreement between common disputes and the research of the author into SRBS.
The characteristic of common operating practices of SRBS convinces Lucinda Mitchell to collaborate with them.
Political parties in different levels are in favor of SRBS as long as they are prepared to compete with local and national organizations on price and quality.
Câu trả lời
Đầu tiên chúng ta xác định từ khóa trong đề
The sparse distribution of longleaf pine trees leads to the most diversity of species
Longleaf pine là từ khóa khó thay thế vì đây là tên riêng của một loại cây
Diversity là một từ khóa dễ thay thế vì đây là danh từ có thể bị thay thế bởi một từ khác mang cùng ý nghĩa hoặc mang một cách diễn đạt khác
Lead là một từ khóa chìm do nó là động từ có thể bị thay đổi bằng một từ đồng nghĩa khác. Bên cạnh đó, tính từ sparse cũng là một từ khóa chìm nên được lưu .
Longleaf pine là từ khóa chính để chúng ta xác định được nội dung cũng như vị trí chính xác của thông tin trong bài đọc vì đây là một từ khóa khó thay thế. Phần phía sau từ khóa khó thay thế của chúng ta cung cấp thông tin về mật độ cây trong rừng. Trong đó chúng ta để ý từ scattered, đây là từ mang nghĩa là rải rác, có thể thấy đây là từ được dùng để thay thế cho sparse cũng mang nghĩa tương tự. Tiếp tục trong đoạn trích chúng ta có thể thấy được xoay quanh việc nhờ vào sự rải rác của cây cối nên đã tạo ra được một môi trường phù hợp để cho nhiều loài cây được phát triển. Trong đó diversity được đổi loại từ thành diverse nên khá dễ để nhận biết. Create được sử dụng trong đoạn trích thay cho lead để diễn tả sự hình thành của thảm thực vật trong khu rừng. Nhờ vào những phân tích về ngữ nghĩa trên ta có thể khẳng định câu hỏi trùng khớp với nội dung trong bài nên đáp án sẽ là True.
Bài 2:
Bài 3:
Câu hỏi 4
Từ khóa
Political parties = authorities, different levels = local, state, national, compete = are competitive
Giải thích
Câu hỏi này không có từ khóa khó thay thế, nên cần dựa vào từ khóa dễ thay thế để khoanh vùng thông tin. Sử dụng kỹ thuật scanning, cụm political parties = authorities, nên có thể khoanh vùng câu trả lời. Câu hỏi cho thấy rằng các tổ chức chính trị các cấp yêu thích SRBS nếu SRBS cạnh tranh với các tổ chức địa phương và quốc gia về giá cả và chất lượng. Trong bài đọc gốc cũng nhắc tới việc chính quyền các cấp sẵn sàng hợp tác với SRBS nếu SRBS có thể cạnh tranh về giá cả và chất lượng. Tuy nhiên, không có thông tin nào trong bài đọc nói rằng SRBS cần phải cạnh tranh với các tổ chức địa phương và quốc gia => NOT GIVEN