
Dạo này lướt YouTube, thấy một video có tựa đề 'Thạo mọi ngôn ngữ', nghĩ là mẹo học tiếng, nhưng lại là đoạn nhạc lofi kèm mô tả khẳng định nghe sẽ thành thạo mọi ngôn ngữ với từ 'subliminal'. Tìm hiểu từ khóa 'subliminal' và đọc nghiên cứu khoa học của nước ngoài, cũng như bài viết tiếng Việt.
Thông điệp kích thích tiềm thức (subliminal messages) là gì? Thực sự có hiệu quả không?Cách hoạt động của thông điệp tiềm thức là gì?
Theo tâm lý học gia Sigmund Freud, ý thức và tiềm thức khác nhau như thế nào?Tính chất của hành vi tiềm thức là gì và so sánh với ý thức?Cách thông điệp tiềm thức ảnh hưởng tới tâm trí của chúng ta như thế nào?Thông điệp kích thích tiềm thức qua thị giác hoạt động như thế nào?
Loại thông điệp tiềm thức qua thị giác nào hiện ra nhanh chóng và có thể không nhận biết được?
Thông điệp ẩn giấu thường là hình ảnh tĩnh được chèn vào trong môi trường hình ảnh không thay đổi, ẩn dưới tầm nhìn đơn giản của chúng ta. Chúng thường xuất hiện trong các quảng cáo in ấn.Thông điệp kích thích tiềm thức qua thính giác bao gồm hai loại: âm thanh phụ và backmasking.
Âm thanh phụ là những thông điệp có âm lượng nhỏ được chèn vào các tệp âm thanh có tiếng to để chúng ta không thể nghe thấy.Backmasking là kỹ thuật chèn tin nhắn ngược lại để ngụy trang khi phát. Thường được sử dụng trong nhạc pop, ví dụ như đoạn backmasking trong bài hát “Number 9” của nhóm nhạc The Beatles, cụm từ “number nine” được lặp đi lặp lại và khi phát ngược lại, nó trở thành “turn me on dead man.”Dẫn chứng qua nghiên cứu: Những thông điệp kích thích tiềm thức ảnh hưởng tới hành vi của chúng ta như thế nào? Một giả thuyết cho rằng kỹ thuật “mồi” hình ảnh và âm thanh có thể kích hoạt mạng lưới các khái niệm liên quan trong bản. Trong não của chúng ta, mọi khái niệm tồn tại trong một mạng lưới các liên kết. Hãy lấy Apple, một thương hiệu công nghệ nổi tiếng làm ví dụ. Khi nhắc đến Apple, chúng ta nghĩ ngay đến Steve Jobs, máy tính, sự sáng tạo, thiết kế tối giản, v.v…
Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể mà các chiến dịch đã áp dụng thông điệp kích thích tiềm thức:Năm 1982, trong một nghiên cứu về việc sử dụng nhạc nền để ảnh hưởng tới hành vi mua sắm trong siêu thị của Ronald E. Milliman, đã khám phá ra mối liên kết giữa nhịp độ âm nhạc và nhịp độ mua hàng. Việc sử dụng nhạc tiết tấu chậm đã giúp tăng 38,2% doanh số bán hàng so với nhạc tiết tấu nhanh khi phát nhạc nền ở siêu thị.Năm 1996, trong một nghiên cứu kích hoạt ngữ nghĩa qua tiềm thức của Greenwald, Draine và Abrams, những người tham gia đã được môi trước một từ (xuất hiện chớp nhoáng) trước khi xem một loạt các từ trong tầm nhận thức. Kết quả là, các phán đoán của họ bị sai lệch vì hành vi này.Năm 2000, trong chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng hòa bằng video 30 giây của George W. Bush, từ “RATS” đã nhấp nháy trong 1/30 giây khi phát những lời chỉ trích về kế hoạch chăm sóc sức khỏe của Al Gore, tiếp đó là sự xuất hiện rời rạc của từ “Bureaucrats”.Năm 2008, trong nghiên cứu “Apple khiến bạn ‘nghĩ khác đi’ như thế nào” của Grinne M. Fitzsimons, Tanya L. Chartrand và Gavan J. Fitzsimons, đã thử nghiệm cùng 341 sinh viên đại học. Họ được yêu cầu thực hiện một nhiệm vụ về thị lực, trong đó logo của Apple và IBM nhấp nháy xuất hiện rất nhanh. Những người tham gia tiếp xúc với logo của Apple đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn so với những người được môi bởi logo của IBM.Tuy nhiên, theo nghiên cứu về thông điệp kích thích tiềm thức qua thính giác nhằm mục đích gia tăng lòng tự tôn của Manuel Froufe và Cecilia Schwartz (2001), các kết quả cho thấy gần như không có sự thay đổi gì đối với những người tham gia. Nghiên cứu chia người tham gia thành bốn nhóm: nhóm 1 nghe các đoạn nhạc có cả thông điệp kích thích tiềm thức và thông điệp có thể nhận thấy khi nghe; nhóm 2 chỉ nghe nhạc có thông điệp kích thích tiềm thức; nhóm 3 chỉ có nhạc không, mặc dù nhóm này tin rằng họ cũng đang nghe nhạc có chứa thông điệp; nhóm 4 chỉ đợi và không nghe nhạc. Tất cả bốn nhóm đều điền vào một thang đo lòng tự tôn. Ba nhóm đầu tiên điền vào thang đánh giá này trước và sau khi nghe nhạc trong nhiều ngày; kết quả cho thấy tất cả ba nhóm đều cải thiện trong thang đánh giá, nhưng chỉ là rất nhỏ. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây chỉ là hiệu ứng giả dược tác động lên tâm lý của người tham gia chứ không phải những đoạn nhạc này không thực sự có tác dụng.Một nghiên cứu khác của Hauke Egermann, Reinhard Kopiez và Christoph Reuter (2006) về tác động của thông điệp kích thích tiềm thức trong âm nhạc tới sự quyết định của người tham gia cũng cho kết quả tương tự. Họ cho rằng chưa có đủ lý thuyết để giải thích hiệu quả thực sự của sự thao túng từ những thông điệp được cho là kích thích tiềm thức này.Nghiên cứu năm 1992 của P.M.Merikle và H.E.Skanes về tác động của nhạc chứa thông điệp kích thích tiềm thức giúp giảm cân cũng đưa ra kết quả tương tự. Tuy nhiên, họ gợi ý rằng nghe những đoạn nhạc có chứa thông điệp sẽ giúp mọi người ý thức hơn về cân nặng của họ.Mặc dù vậy, lượn một vòng Youtube mình thấy có rất nhiều video các bài nhạc được cho là có khả năng giúp người nghe cải thiện khả năng như việc học ngôn ngữ hoặc cải thiện cơ thể như giảm cân, thay đổi màu mắt hay làm trắng da. Dưới đây là ví dụ, các bạn có thể nhấn vào để xem bình luận bên dưới video:Kết luận
- Thông điệp kích thích tiềm thức qua thị giác là có thật và đã được chứng minh bằng nghiên cứu khoa học. Dù muốn kiểm soát mọi hành vi của bản thân, chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng từ những tác động bên ngoài và không phải lúc nào cũng nhận thức rõ điều đó. Tuy nhiên, những thông điệp kích thích tiềm thức này không có nhiều sức mạnh như chúng ta nghĩ, sự khác biệt chỉ rất nhỏ mà thôi.
- Thông điệp kích thích tiềm thức qua thính giác vẫn cần kiểm chứng thêm vì theo nghiên cứu, chưa có đủ chứng minh để cho thấy hiệu quả của những thông điệp này.
(*) Trong hình đại diện của bài viết có ba biểu tượng gợi mở mạnh mẽ về thị giác: Amazon với mũi tên từ A → Z, FedEx với mũi tên ở giữa chữ “E” và “x” và Baskin Robbins với 31 hương vị kem màu hồng trong logo.