Theo thông tin được các nhà nghiên cứu tiết lộ, kích thước của miệng núi lửa này tương đương với một thành phố. Nó giống như con mắt khổng lồ quan sát cả vũ trụ.
Vừa mới đây, các nhà thiên văn học đã phát hiện một miệng núi lửa kỳ lạ trông giống như con mắt mở to trên sao Hỏa. Kích thước của nó tương đương với một thành phố và khối vật chất xuất hiện chính giữa miệng núi lửa tạo thành hình dạng con mắt nhìn ra vũ trụ.
Miệng núi lửa có hình dạng thú vị này được chụp bởi cơ quan European Space Agency’s Mars Express. Đường kính của nó là 30km và nằm trên khu vực bán cầu nam của sao Hỏa gọi là Aonia Terra, nơi nổi tiếng với những miệng núi lửa ấn tượng. Tuy nhiên, miệng núi lửa này vẫn chưa có tên chính thức.
ESA đã mô tả hình dạng của miệng núi lửa này như “các tĩnh mạch chạy quanh nhãn cầu của con người” với các đường rãnh chạy quanh co.
Miệng núi lửa rộng 30km và được bao quanh bởi một loạt đường rãnh chạy quanh co. Có thể những đường rãnh này đã từng dẫn nước lỏng qua bề mặt sao Hỏa từ ba tỷ rưỡi đến bốn tỷ năm trước.
Trong lòng miệng núi lửa, các vật chất tối hơn tạo ra một cồn cát màu đen giống như con mắt lớn. Những mảnh đất đỏ bên trong miệng núi lửa được ví như “đồng tử” vì chúng hoạt động như nơi tích tụ các vật chất. Mars Express đã tiến hành quan sát sao Hỏa từ năm 2003.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập hình ảnh bề mặt hành tinh, lập bản đồ các khoáng chất của nó, xác định thành phần và sự lưu thông của bầu khí quyển mỏng manh cũng như đưa các tàu thăm dò đến bên dưới lớp vỏ của nó. Đây là sứ mệnh vũ trụ đầu tiên do ESA thực hiện. Hình ảnh chụp miệng núi lửa này xuất hiện khi các dữ liệu thu thập được từ kính viễn vọng Hubble trong hơn 3 thập kỷ qua khiến các nhà khoa học của NASA đưa ra kết luận “dường như có điều gì đó kỳ lạ” đang diễn ra trong vũ trụ.