Nếu ai đó bị mắc phải bệnh tiểu đường nhưng lại sợ việc giảm đường huyết thường xuyên và gây ra các triệu chứng khó chịu, từ đó giảm lượng insulin cần thiết sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý thay đổi liều lượng thuốc mà cần chia sẻ ngay với bác sĩ về vấn đề mà họ đang lo sợ khi sử dụng thuốc để tìm hướng giải quyết.
Giảm đường huyết sau khi ăn:
Nhiều người khi bị giảm đường huyết thường nghĩ ngay đến việc bỏ bữa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi các dấu hiệu của việc giảm đường huyết xuất hiện sau những bữa ăn nhiều đường do cơ thể tiết ra quá nhiều insulin để cân bằng lượng đường trong máu.
Đây là trạng thái giảm đường huyết phản ứng, thường gặp ở những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc cả ở những người chưa thực hiện phẫu thuật.
Giảm đường huyết có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
Nguyên nhân gây ra việc hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường:
-
Uống nhiều rượu: khi uống nhiều rượu mà không ăn sẽ cản trở gan giải phóng glucose vào máu, điều này có thể gây ra việc giảm đường huyết;
-
Sản xuất quá nhiều insulin: nếu tuyến tụy có khối u sẽ tiết ra lượng insulin quá nhiều làm giảm đường huyết;
-
Thuốc: một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là giảm đường huyết, đặc biệt là ở những người suy thận hoặc trẻ em, ví dụ như thuốc Quinine được sử dụng trong việc chữa bệnh sốt rét;
-
Thiếu hụt nội tiết tố: tuyến yên và một số loại tuyến thượng thận có thể gây ra sự thiếu hụt các loại hormone có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sản xuất glucose. Ở trẻ em, hiện tượng giảm đường huyết có thể xảy ra nếu trẻ thiếu hụt hormone tăng trưởng;
-
Mắc một số bệnh nghiêm trọng: bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) ảnh hưởng đến lượng đường trong máu gây ra việc giảm đường huyết. Hoặc như bệnh rối loạn thận làm giảm hiệu quả của việc bài tiết thuốc, khi các chất trong thuốc bị tích tụ trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến lượng glucose.
Bị giảm đường huyết mà không nhận thức:
Khi các trường hợp giảm đường huyết tái diễn nhiều lần sẽ gây ra tình trạng giảm đường huyết mà người bệnh không nhận ra. Trong trường hợp này, não sẽ không cảnh báo bằng các dấu hiệu như nhịp tim không đều, tay chân run,... Nếu giảm đường huyết ở mức nghiêm trọng mà không có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào từ cơ thể, người bệnh có thể không biết và điều này có thể đe dọa đến tính mạng của họ.
Trong trường hợp người bệnh mắc bệnh tiểu đường, khi gặp các trường hợp tái phát hạ đường huyết và hạ đường huyết không nhận thức, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để điều chỉnh các phương pháp điều trị và nhận thêm kiến thức về đường huyết.
3. Cách phòng tránh hạ đường huyết
Với những người mắc bệnh tiểu đường:
-
Tuân thủ kế hoạch điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có sự thay đổi về thuốc, chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể chất, bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra xem những thay đổi này có ảnh hưởng đến quá trình điều trị và nguy cơ hạ đường huyết hay không;
-
Sử dụng thiết bị y tế để theo dõi lượng glucose trong máu. Đây là một thiết bị quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là những người bị hạ đường huyết mà không nhận ra;
-
Trong trường hợp đường huyết giảm quá mức, máy theo dõi glucose sẽ gửi cảnh báo cho bệnh nhân. Hiện nay, có những máy bơm insulin tích hợp với máy theo dõi glucose. Khi đường huyết giảm quá nhanh, máy sẽ ngừng cung cấp insulin;
-
Khi gặp tình trạng hạ đường huyết, người bệnh cần bổ sung đường nhanh chóng bằng cách uống nước đường, nước trái cây hoặc ăn kẹo để tránh việc đường huyết giảm quá mức đe dọa tính mạng.
Nếu bị hạ đường huyết, người bệnh có thể ăn một ít kẹo
Đối với những người không mắc bệnh tiểu đường:
Khi gặp các trường hợp hạ đường huyết tái diễn nhiều lần, bệnh nhân nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để duy trì lượng đường huyết ổn định.
Vậy, hạ đường huyết có thể liên quan đến bệnh tiểu đường hoặc không. Hiện tượng này có thể do bệnh đái tháo đường gây ra hoặc do tác dụng phụ của thuốc hoặc xuất phát từ những vấn đề khác.