blogradio.vn - Tôi muốn nói với con gái, trong thế giới người lớn, màu sắc của con công và con quạ rất phong phú. Nhìn bề ngoài, khó phân biệt ai là người tốt, ai là kẻ xấu.
Tôi bị đánh thức bởi tiếng quạ kêu, khi bầu trời vừa hé sáng, hay bầu trời âm u, khi mọi vật đều chìm trong giấc ngủ, và không gian xung quanh lặng im. Âm thanh này có sức mạnh, thậm chí khi tôi đang chìm sâu trong giấc ngủ sau một ngày làm việc mệt nhọc, nó vẫn có thể đánh thức tôi trở về với thực tại.
Tiếng kêu của con quạ với tôi và với nhiều người Việt Nam, đó là tiếng của một loài chim không được yêu thích, bởi vì mỗi khi nghe thấy tiếng kêu đó là dấu hiệu của điềm xấu đang đến gần. Màu đen của chúng mang theo nỗi sợ hãi, là biểu tượng cho sự chết chóc và tang thương. Vì thế, văn hóa thường dùng con quạ để miêu tả những nỗi đau mất mát và cái chết. Loài quạ thường ưa thích những thức ăn thối rữa, chúng có khả năng phát hiện mùi từ xa với cái mũi thính đặc biệt, và khi bay trên cao, đôi mắt sắc bén của chúng có thể nhìn thấy và tìm thấy thức ăn dễ dàng. Tuy là nỗi ghét bỏ ở Việt Nam, nhưng ở Nhật Bản, chúng được coi là điều bình thường và gần gũi.
- Mẹ ơi! Tiếng con gì kêu vậy ạ?
Khi tôi đang gọi điện thoại cho con gái, tiếng quạ kêu ở gần nhà vang lên như tiếng gọi đàn quạ, vang vọng qua ống nghe bên kia điện thoại, nơi cô bé Bình An, 8 tuổi, đang nghe thấy.
- À, đó là tiếng kêu của con quạ đấy con ạ. - Tôi đáp.
- Ối, con sợ con quạ lắm mẹ ạ.
Phản ứng của bạn ấy không ngoài dự kiến của tôi, tôi an ủi bạn ấy bằng giọng điệu bình thường, để bạn nhỏ thấy rằng đó là điều bình thường.
- Có gì mà sợ hả con, nó chỉ là một loài chim bình thường thôi mà.
- Con không thích con quạ vì nó có màu đen xấu xí, mặt nó trông dữ tợn, nó còn săn tìm xác thối để ăn và tiếng kêu của nó nghe thực sự rùng rợn.
Tôi im lặng một lát, nhận ra rằng mình cần phải suy nghĩ cách chọn từ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu để giải thích cho cô bé 8 tuổi rằng nó chỉ là một loài chim bình thường như bao loài chim khác, để mỗi lần điện thoại với con gái tôi không bị gián đoạn bởi tiếng kêu đó. Tôi cũng dần dần bắt đầu chấp nhận nó, xem như bạn thân như cách mà người Nhật nhìn nhận loài quạ.
Tôi đến Nhật Bản vào tháng 6 khi mặt trời vừa ló dạng, chào ngày mới bằng ánh nắng vàng của buổi sớm. Vị trí địa lý tự nhiên của Nhật Bản, ở phía đông Châu Á và bên bờ Tây Thái Bình Dương, khiến đất nước này luôn đón ánh bình minh sớm nhất thế giới. Mới 4 giờ 30 phút sáng, đàn quạ đã xôn xao hót gọi đàn. Ở đây, quạ sống theo đàn, nên tiếng kêu của chúng phá tan cả bầu không khí yên lặng. Vì mới đến Nhật chưa lâu, tôi cảm thấy khá bất tiện với âm thanh lạ này. Tuy nhiên, theo thói quen, tôi cố gắng làm quen với nó. Cũng như tiếng gà trống gáy vào buổi sáng tinh mơ gọi mặt trời lên và báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu.
Ở xứ sở Phù Tang, con quạ có ý nghĩa đặc biệt, là biểu tượng của sự biết ơn, may mắn, sức mạnh, chiến thắng và điềm lành. Theo truyền thuyết, con quạ lớn này được cho là được gửi từ thiên đường để hướng dẫn Hoàng đế Jimmu trong chuyến hành trình đầu tiên của ông từ Kumano đến một vùng khác. Việc di chuyển của con chim ba chân (còn được gọi là Yatagarasu-quạn tám cựa) giúp Jimmu nhiều lần chiến thắng. Đây là bằng chứng về sự can thiệp của thần thánh vào cuộc sống con người trong truyền thống Nhật Bản. Sau đó, Jimmu trở thành Hoàng đế thần thoại đầu tiên của đất nước này.
Ngoài ra, con quạ ba chân cũng là biểu tượng của may mắn và chiến thắng, được Liên đoàn bóng đá Nhật Bản sử dụng làm biểu tượng đại diện.
Đi bất cứ đâu trên đất nước xứ sở Hoa Anh Đào, bạn có thể thấy hình ảnh đàn quạ khắp nơi. Chúng thường xuyên hoạt động suốt cả mùa đông lẫn mùa hè và thường xuyên lấn át các loài chim khác.