1. Tìm hiểu về các bệnh về họng
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của vùng họng là một phần quan trọng trong việc duy trì lối sống khỏe mạnh. Dưới đây là các loại bệnh về họng thường gặp bao gồm triệu chứng đặc trưng, nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị:
Viêm họng
Viêm họng là một trong các căn bệnh về họng phổ biến, có thể phân thành hai loại chính: viêm họng cấp và viêm họng mạn tính, mỗi loại có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị riêng.
Viêm họng cấp
Viêm họng cấp diễn ra nhanh chóng trong thời gian ngắn. Nguyên nhân của viêm họng là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn như Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae. Bệnh gây ra các dấu hiệu: đau họng, khó nuốt, viêm đỏ, sưng, ho, sốt, đầu nhức, mệt mỏi.
Phương pháp điều trị:
- Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng để hỗ trợ hệ miễn dịch chiến đấu với bệnh. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, và cho cơ thể thời gian để phục hồi.
- Uống đủ lượng nước hàng ngày là rất quan trọng để duy trì độ ẩm cho niêm mạc họng. Nước giúp làm dịu họng và làm sạch cổ họng khỏi các chất kích thích.
- Nước muối sinh lý là dung dịch chứa muối và nước, giúp làm sạch, giữ ẩm cho niêm mạc họng, giảm sưng và đau họng.
- Sử dụng thuốc kháng viêm, kháng khuẩn và các phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Viêm họng mãn tính
Viêm họng mãn tính kéo dài từ 3 tháng trở lên. Đây có thể là kết quả của viêm họng cấp tính không được điều trị hoặc do tiếp xúc lâu dài với các chất gây kích ứng như hút thuốc lá, khói, không khí ô nhiễm. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng kéo dài: đau họng, khó nuốt, đau khi nuốt, ho khan kéo dài.
Nguyên nhân là do viêm họng cấp tính không được điều trị
Điều trị bệnh bằng cách cải thiện môi trường sống, tránh tiếp xúc với chất kích thích, uống đủ nước, điều trị từng đợt viêm họng cấp theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm họng, hãy đến thăm bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Bệnh viêm amidan
Viêm amidan là tình trạng viêm nhiễm của amidan do các nguyên nhân sau:
- Vi khuẩn Streptococcus pyogenes.
- Các loại virus, như cúm, Adenovirus, Epstein-Barr (EBV),...
Bệnh gây ra các dấu hiệu sức khỏe đặc trưng sau:
- Đau họng, đau và sưng ở amidan.
- Khó khăn khi nuốt, đặc biệt đối với thức ăn.
- Sưng hơn bình thường và có mủ trên amidan.
- Hắt hơi, ho
- Thay đổi tiếng nói do sưng amidan.
Phương pháp điều trị:
- Nếu viêm amidan do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và làm giảm triệu chứng viêm.
- Uống nước ấm có thể làm dịu đau họng, giảm khó chịu, làm sạch niêm mạc họng.
- Vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý, giúp làm sạch và làm dịu họng.
- Xịt họng bằng các dung dịch chứa chất kháng vi khuẩn hoặc làm dịu họng giúp giảm các triệu chứng đau họng.
- Nghỉ ngơi và tránh tiếp xúc với chất kích thích.
- Đảm bảo uống đủ nước và ăn thức ăn dễ nuốt.
- Loại bỏ amidan khi viêm amidan tái phát, gây khó khăn nghiêm trọng trong việc nuốt, hoặc do biến chứng.
Lưu ý, quá trình chẩn đoán và điều trị viêm amidan cần được tiến hành dưới sự hướng dẫn và quan sát kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viêm thanh quản
Bệnh gây viêm sưng niêm mạc và các cấu trúc ống thanh quản. Nguyên nhân hình thành bệnh viêm thanh quản:
- Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất, do vi khuẩn và virus gây ra. Viêm thanh quản thường xảy ra sau khi bạn đã bị cúm, cảm lạnh, hoặc viêm họng.
- Tiếp xúc lâu dài với chất kích thích như khói thuốc lá, bụi, chất hóa học hoặc tiếng ồn lớn có thể gây viêm thanh quản mạn tính.
- Việc sử dụng giọng nói quá mức hoặc sai cách (ví dụ: nói quá lớn, quá khàn) cũng có thể gây viêm thanh quản.
Niêm mạc ống thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc tạo âm thanh khi nói
Viêm thanh quản có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Tiếng nói trở nên khàn, yếu hoặc đôi khi hoàn toàn mất tiếng.
- Khó khăn khi nuốt.
- Có thể có sưng, đỏ niêm mạc ống thanh quản.
- Họng có cảm giác khó chịu.
Phương pháp điều trị bệnh:
- Tránh sử dụng giọng quá mức, đặc biệt sau khi biết mình bị viêm thanh quản, để giúp niêm mạc ống thanh quản có thời gian hồi phục.
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho niêm mạc.
- Xịt họng để làm sạch và dịu những vùng viêm sưng.
- Thuốc kháng viêm hoặc giảm đau.
Nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, cần đến bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị chi tiết.
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một loại ung thư phổ biến xuất hiện trong các cấu trúc vùng vòm họng, bao gồm ung thư mũi hầu, ung thư hầu họng và ung thư hạ hầu/hạ họng. Bệnh hình thành với những tác nhân sau:
- Khói từ thuốc lá, khói môi trường ô nhiễm.
- Sử dụng cồn quá mức.
- Virus HPV16.
- Lịch sử ung thư trong gia đình tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dấu hiệu của bệnh:
- Khó nuốt.
- Âm thanh khàn hoặc biến đổi.
- Cảm giác về sự phình to hoặc có khối u trong vùng vòm họng.
- Ho kéo dài và có máu hoặc máu trong nước bọt đờm.
- Sưng, đỏ và có khối u ở vùng cổ và cổ họng.
Bệnh được điều trị thông qua 3 phương pháp chính: Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Mục tiêu là kiểm soát và loại bỏ tế bào ung thư một cách hiệu quả, đồng thời duy trì chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân.
Phương pháp điều trị bệnh dựa vào sự kiểm tra và đánh giá từ bác sĩ
2. Biện pháp bảo vệ sức khỏe đường họng và phòng ngừa các bệnh liên quan
Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe của đường họng và phòng tránh các bệnh về họng:
- Vệ sinh đường họng bằng cách sử dụng dung dịch muối sinh lý hoặc xịt họng để loại bỏ vi khuẩn và viêm nhiễm trong đường họng.
- Hãy ngừng hút thuốc lá vì thuốc lá có thể kích thích niêm mạc đường họng, gây ra viêm họng và các vấn đề khác.
Xin hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá
- Tránh tiếp xúc lâu dài với khói hoặc môi trường ô nhiễm vì có thể gây viêm họng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hệ hô hấp.
- Tránh thức ăn cay, nóng, hoặc lạnh, vì những loại thực phẩm này có thể gây tổn thương cho niêm mạc họng.
- Thực hiện các bài tập thư giãn cho cổ họng, giúp duy trì sự linh hoạt và tránh tình trạng căng cứng.
- Ăn uống đa dạng, cân đối và giàu vitamin bao gồm nhiều loại rau củ, trái cây, thực phẩm giàu vitamin C và E để tăng cường hệ miễn dịch.
- Tập thể dục đều đặn.