1. Các phương pháp đo mật độ xương
1.1. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA
Phương pháp DEXA ít xâm lấn, đơn giản, thực hiện nhanh chóng với độ chính xác cao. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên thế giới.
Phương pháp DEXA là một phương pháp phổ biến để đo mật độ xương
Bác sĩ sử dụng tia X để đo mật độ xương, thường ở hông, cột sống hoặc cổ tay để chẩn đoán loãng xương. Phương pháp này không chỉ để chẩn đoán loãng xương mà còn để theo dõi hiệu quả của các phương pháp điều trị loãng xương và một số tình trạng gây mất xương khác.
Quy trình đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA rất đơn giản:
-
Bệnh nhân nằm ngửa trên đệm phẳng.
-
Máy quét sẽ đi qua cột sống và phần hông dưới, máy khác chạy ở phía dưới bệnh nhân. Hai máy quét kết hợp và cho kết quả hình ảnh rõ nhất về mật độ xương của bệnh nhân.
-
Trong khi thực hiện đo mật độ xương bằng máy DEXA, một số bệnh nhân có thể được yêu cầu nín thở.
-
Quy trình này thường kéo dài khoảng 30 phút.
Đo mật độ xương để chẩn đoán bệnh loãng xương và nguy cơ gãy xương
Bệnh nhân không cần quá lo lắng vì kỹ thuật này không xâm lấn, thực hiện đơn giản và nhanh chóng. Không cần sử dụng phương pháp gây mê khi đo mật độ xương bằng DEXA.
Mặc dù tiếp xúc với tia X ở mức an toàn, nhưng chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và lựa chọn cơ sở y tế uy tín, với những bác sĩ có chuyên môn cao. Trong trường hợp mang thai, cần thông báo với bác sĩ.
Mặc dù chỉ tiếp xúc với mức an toàn của tia X, nhưng chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ và cần chọn cơ sở y tế uy tín, với các bác sĩ có chuyên môn cao. Trong trường hợp đang mang thai, cần thông báo với bác sĩ.
Không nên áp dụng phương pháp này đối với những trường hợp đã từng phẫu thuật cột sống hoặc cột sống bị biến dạng.
Những đối tượng bị gãy xương đốt sống dạng lún, viêm xương khớp,… có thể khiến kết quả của phương pháp này không chính xác như mong muốn. Lúc này, chụp CT có thể là phương pháp phù hợp hơn.
Khi kiểm tra mật độ xương bằng phương pháp DEXA, bạn nên thực hiện ở cùng một máy và cùng một cơ sở y tế, tránh tình trạng những máy khác nhau có thể cho ra những thông số khác nhau.
Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm
Phương pháp siêu âm để đo mật độ xương là phương pháp khá mới và không cần sử dụng lượng phóng xạ mà chùm tia siêu âm sẽ tác động trực tiếp đến vùng xương cần đo. Mật độ xương được đánh giá bằng sự hấp thụ sóng âm của xương. Tuy nhiên, kết quả mang lại sẽ không chính xác bằng những phương pháp khác.
Đo mật độ xương bằng phương pháp siêu âm
Khi bộ phận biến âm của máy phát, đồng thời nhận được sóng siêu âm đi qua xương gót thì hệ thống phần mềm của máy sẽ tính mật độ xương và đưa ra kết quả. Tuy nhiên, đo mật độ xương ở vị trí gót chân có thể cho ra chỉ số hoàn toàn bình thường trong khi xương háng hay xương cột sống có thể đang gặp phải một số vấn đề bất thường. Vì thế, độ chính xác của phương pháp siêu âm không bằng phương pháp DEXA.
Ở vị trí gót xương, mật độ xương thay đổi chậm hơn những vị trí khác nên phương pháp siêu âm này không áp dụng để theo dõi tình trạng diễn biến trong quá trình điều trị của người bệnh.
Bên cạnh phương pháp DEXA, phương pháp siêu âm, còn các phương pháp đo mật độ xương khác như xét nghiệm máu đánh giá quá trình tạo xương, xét nghiệm đánh giá quá trình phân hủy xương, sinh thiết xương mao chân, sinh hóa lâm sàng hay đồng vị phóng xạ hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI),...
2. Những gợi ý giúp bạn phòng ngừa bệnh loãng xương
Theo các chuyên gia, để phòng ngừa bệnh loãng xương và các vấn đề liên quan đến xương khớp, bạn cần chú ý những điều sau:
Chế độ ăn: Mỗi người nên có một chế độ ăn khoa học, cân đối dưỡng chất, đặc biệt đối với những trường hợp trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ mãn kinh, người cao tuổi,… cần bổ sung thêm canxi từ sữa, các loại hải sản, trái cây và rau củ.
Lưu ý không nên sử dụng chất kích thích và không nên hút thuốc lá.
Nên có một chế độ vận động khoa học, thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, độ linh hoạt của xương, từ đó phòng ngừa tốt nguy cơ loãng xương.
Người cao tuổi, người đã từng bị gãy xương, mắc bệnh xương khớp nên đi kiểm tra xương khớp định kỳ
Những trường hợp là người cao tuổi, người đã từng bị gãy xương, người mắc bệnh xương khớp nên đi khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên đo mật độ xương để được đánh giá kịp thời về tình trạng loãng xương và từ đó, đưa ra những phương pháp điều trị hiệu quả.
Đặc biệt, người bệnh cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi, đánh giá chi tiết tình trạng bệnh, đồng thời sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời nếu phát hiện ra những bất thường.
Người bệnh cũng nên cẩn thận khi đi lại, vận động, tránh để bị ngã.
Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Không tự ý mua thuốc điều trị để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.