Hoạt động chào bán chứng khoán diễn ra thường xuyên trên thị trường để thu hút vốn đầu tư và đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp. Các phương thức và điều kiện chào bán chứng khoán được trình bày rõ trong bài viết.
Chào bán chứng khoán là gì?
Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn đầu tư và đáp ứng nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Nó còn có những mục đích khác như chia thường, tái cơ cấu nguồn vốn hoặc cổ đông.
Các hoạt động chào bán chứng khoán có thể được thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau như Internet, truyền thông, và tuân thủ các quy định của Luật chứng khoán 2010.
Đặc điểm của chào bán chứng khoán
- Chủ thể thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, hoặc doanh nghiệp, và cũng có sự tham gia của các chủ thể khác như Nhà bảo lãnh, đại lý phát hành, trung gian thanh toán, tổ chức định mức tín nhiệm. Đối tượng của hoạt động chào bán là chứng khoán, được định nghĩa là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu tài sản với phần vốn góp phát hành. Hoạt động này chỉ được thực hiện ở thị trường sơ cấp, là nơi diễn ra giao dịch trực tiếp giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành chứng khoán. Quá trình chào bán phải tuân thủ trình tự và quy trình nhất định, từ lập đề án, đăng ký chào bán đến việc đưa ra đề nghị với nhà đầu tư và đơn vị phân phối chứng khoán. Các chứng khoán sẽ không có giá trị nếu không tuân thủ đúng quy trình thủ tục.
Vai trò của chào bán chứng khoán
Chào bán chứng khoán cung cấp hàng hóa cho thị trường và tạo nền tảng cho các hoạt động giao dịch mua bán.
Đối với đơn vị chào bán, hoạt động này là giải pháp huy động vốn hiệu quả và linh hoạt, giúp giải quyết khó khăn về nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn từ chào bán chứng khoán là nguồn vốn dài hạn, ổn định, giúp doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào tín dụng và các vấn đề pháp lý.
- Để thực hiện hoạt động chào bán chứng khoán, doanh nghiệp cần hoàn thiện các chế độ tài chính, kế toán, công bố thông tin... để tăng tính minh bạch và nghiêm túc trong hoạt động.
- Hoạt động chào bán tạo điều kiện cho nhà đầu tư có cơ hội thu được lợi nhuận từ các giao dịch.
- Các tổ chức trung gian như Đại lý, đơn vị bảo lãnh, thanh toán... cũng có lợi từ hoạt động chào bán, giúp tăng lợi nhuận và cải thiện chiến lược kinh doanh.
- Hoạt động chào bán chứng khoán góp phần tăng nguồn vốn cho hoạt động kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng ngân sách nhà nước.
Các phương thức chào bán chứng khoán
Ngày nay, có hai phương thức chào bán chứng khoán chính, đó là chào bán riêng lẻ và chào bán công chúng. Mỗi phương thức chào bán có điều kiện và đặc điểm riêng biệt, cần được hiểu rõ bởi chủ thể phát hành và nhà đầu tư để thực hiện giao dịch hiệu quả nhất.
Chào bán chứng khoán ra công chúng | Chào bán chứng khoán riêng lẻ | |
| Chào bán chứng khoán ra công chúng là hoạt động mà chủ thể chào bán đưa sản phẩm chứng khoán ra đại bộ phận các nhà đầu tư. Theo thông lệ quốc tế, chào bán chứng khoán ra công chúng là quá trình bắt đầu từ việc đơn vị phát hành chào mời người mua đầu tư chứng khoán của mình và kết thúc bằng việc phát hành chứng khoán. | Chào báo chứng khoán riêng lẻ là một hình thức phổ biến khác, được các doanh nghiệp lựa chọn để huy động vốn. Đặc điểm chào bán chứng khoán riêng lẻ là hình thức doanh nghiệp chào bán chứng khoán cho khách hàng đặc biệt, không phổ biến trong công chúng. Tổ chức phát hành chứng khoán riêng lẻ thường không phải là công ty đại chúng. Đối tượng mà công ty hướng đến có thể là 100 nhà đầu tư chiến lược hoặc nhà đầu tư chuyên nghiệp. |
Điều kiện | Mức vốn điều lệ đã góp tính đến thời điểm phát hành đạt 30 tỷ đồng, xác định theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán. Đối với trường hợp chào bán lần đầu ra công chúng, phải đáp ứng điều kiện hai năm hoạt động liên tục có lãi, trước năm đăng ký chào bán. Đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán. Đối với trường hợp chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng, tổ chức phát hành phải đáp ứng kết quả kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký bán cổ phiếu phải có lãi. Có phương thức phát hành và sử dụng vốn thu được từ các đợt chào bán, đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết được bán cho 100 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn. Với vốn điều lệ từ 1000 tỷ đồng trở lên, thì cổ phiếu có quyền biểu quyết bán cho 100 nhà đầu tư không phải cổ đông lớn, chỉ ở mức 10%. Cổ đông lớn cam kết nắm giữ 20% vốn điều lệ doanh nghiệp phát hành, tối thiểu 1 năm sau thời điểm chào bán. Tổ chức chào bán có cam kết niêm yết và đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. Tổ chức chào bán phải mở tài khoản phong tỏa số tiền vốn thu được từ các đợt chào bán.
| Đã có quyết định của đại hội đồng cổ đông, thông qua các thông tin: Phương án phát hành, kế hoạch sử dụng số tiền thu được, xác định mục tiêu, số lượng nhà đầu tư cụ thể. Đối tượng chào bán chỉ bao gồm: Nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chuyên nghiệp. Việc chuyển nhượng chứng khoán riêng lẻ sẽ có hạn chế về thời gian: 3 năm với nhà đầu tư chiến lược và 1 năm với nhà đầu tư chuyên nghiệp, được tính kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Các đợt phát hành chứng khoán riêng lẻ phải cách nhau tối thiểu 6 tháng. Việc chuyển nhượng, chuyển đổi, chào bán phải tuân thủ quy định về tỷ lệ với nhà đầu tư nước ngoài.
|
Ưu điểm
| Sản phẩm chứng khoán chào bán ra công chúng được niêm yết trên thị trường tập trung. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp, tổ chức công khai huy động vốn trong và ngoài nước. Do vậy, cơ hội bán hết chứng khoán là rất lớn, tính thanh khoản được nâng cao. Giá chứng khoán ra công chúng sẽ được định giá cao hơn so với hình thức phát hành riêng lẻ. Doanh nghiệp cũng sẽ tốn ít chi phí quảng cáo để thu hút nhà đầu tư hơn. Hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng trải qua quy trình phức tạp, quy định chặt chẽ. Điều này cho thấy tính ổn định của doanh nghiệp, đồng thời tạo dựng hình ảnh đẹp, uy tín, đáng tin cậy với các nhà đầu tư lớn, khách hàng. Chào bán chứng khoán ra công chúng thúc đẩy tăng giá trị tài sản ròng cho doanh nghiệp. Đây sẽ lợi ích lớn, giúp công ty vay vốn ngân hàng hiệu quả, với lãi suất thấp hơn. Chào bán chứng khoán ra công chúng sẽ giúp thu hút lực lượng lao động giỏi, có chuyên môn, người có năng lực quản lý… Từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống chiến lược phát triển hiệu quả, tối ưu hơn.
| Các quy định, điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ đơn giản hơn, phù hợp với một số doanh nghiệp nhỏ, không đáp ứng yêu cầu chào bán chứng khoán đại chúng. Tiết kiệm chi phí, giảm bớt các bước, tuần tự và ít chịu sự giám sát nghiêm ngặt hơn so với chào bán chứng khoán ra đại chúng. Giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp lớn, đại chúng có nhu cầu huy động vốn nhỏ, trong thời gian ngắn. Chào bán chứng khoán riêng lẻ phục vụ các mục tiêu như: Củng cố mối quan hệ giữa công ty phát hành và khách hàng chiến lược, cổ đông trong công ty. Thủ tục chào bán đơn giản. Tuy nhiên, chủ thể phát hành vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về tổ chức chào bán, loại chứng khoán sắp được chào bán…
|
Hạn chế
| Số lượng cổ phiếu chào bán ra công chúng lớn, sẽ làm phân tán quyền kiểm soát của cổ đông sáng lập, trở thành mục tiêu của các đối tượng muốn thôn tính công ty. Chi phí hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% tổng giá trị vốn huy động. Doanh nghiệp sẽ phải khá nhiều khoản phí liên quan như: Chi phí bảo lãnh, tư vấn pháp luật, phí niêm yết, phí kiểm toán… Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải chịu quy định và sự giám sát nghiêm ngặt của pháp luật, tuân thủ quy trình chào bán phức tạp, công bố thông tin ra công chúng chính xác. Đội ngũ cán bộ có thể mất đi tính năng động xử lý tình huống do phải chịu trách nhiệm lớn trước công chúng. Người quản lý có thể sẽ đưa ra các quyết định bị ảnh hưởng bởi giá cổ phiếu của công ty. Điều này dẫn đến việc công ty có thể có những hoạt động nhằm thu lợi trước mắt nhưng không đem lại các lợi ích lâu dài. Khi giá cổ phiếu giảm, công ty có thể sẽ bị giảm uy tín trên thị trường.
| Chào bán chứng khoán theo hình thức riêng lẻ sẽ không mang lại hiệu quả cao cho việc quảng bá hình ảnh, quảng cáo cho doanh nghiệp. Bởi việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ chỉ thực hiện với một số khách hàng chiến lược. Đồng thời, hình thức này sẽ không mang lại khả năng huy động vốn cao cho công ty. |
Hi vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương thức chào bán chứng khoán hiện nay và các quy định chi tiết liên quan. Điều này sẽ giúp tổ chức và doanh nghiệp chọn được hình thức huy động vốn phù hợp với nhu cầu tài chính và điều kiện hiện tại. Đối với nhà đầu tư, sẽ nắm bắt được loại hình chứng khoán đáng đầu tư, lựa chọn doanh nghiệp uy tín và thực hiện đúng quy định về chào bán chứng khoán để giao dịch.