1. Khuyết mắt là bệnh gì?
Mống mắt là một phần có màu sắc xung quanh đồng tử, điều chỉnh kích thước của đồng tử, giúp điều hòa ánh sáng vào mắt.
Màu sắc của đôi mắt của con người thể hiện trên mống mắt. Nếu mắt nâu, mống mắt có nhiều melanin, còn mắt xanh dương thì ít melanin hơn.
Mống mắt quyết định màu sắc của đôi mắt
Khuyết mống mắt bẩm sinh do rối loạn di truyền khiến mống mắt không phát triển hoàn chỉnh (có thể là mất một phần hoặc toàn bộ), gây ra các vấn đề về điểm vàng hoặc dây thần kinh thị giác không phát triển.
Những người bị khuyết mống mắt có thể gặp các vấn đề khác về mắt và không phải ai cũng có các triệu chứng giống nhau. Có người chỉ bị mất thị lực một phần, trong khi có người thì mất hẳn thị lực.
2. Khuyết mống mắt và tác động đến thị lực
Thực tế cho thấy khi bị dị tật mống mắt bẩm sinh, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến mống mắt mà còn tác động đến các cấu trúc khác của mắt, gây suy giảm thị lực. Dưới đây là một số nguy cơ mà bệnh nhân phải đối mặt khi mắc khuyết mống mắt:
Sự phát triển của mống mắt:
Như đã phân tích ở trên, có trường hợp bệnh nhân bị khuyết mống mắt một phần nhỏ và cũng có trường hợp bị khuyết toàn bộ. Khi đó, có thể mô mắt ban đầu vẫn còn tồn tại. Để kiểm tra tình trạng này, bác sĩ thường sử dụng kính hiển vi để quan sát.
Tăng nhãn áp:
Việc mô mắt ban đầu còn sót lại có thể dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn góc mắt - khu vực mắt chịu trách nhiệm hút nước mắt. Hiện tượng này gây ra tăng nhãn áp, làm bệnh nhân gặp phải các triệu chứng như loạn thị, đau mắt, dị ứng và thị lực mờ mịt.
Trở nên nhạy cảm với ánh sáng:
Vai trò chủ yếu của mống mắt là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào mắt. Do đó, những người bị khuyết mống mắt thường rất nhạy cảm với ánh sáng, phải nheo mắt lại để làm giảm cảm giác không thoải mái.
Bất thường ở thủy tinh thể:
Những bệnh nhân mắc khuyết mống mắt thường có nguy cơ cao gặp các bất thường ở thủy tinh thể như thủy tinh thể lệch chỗ hoặc đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể là biến chứng nguy hiểm của tật khuyết mống mắt
Hiện tượng rung giật nhãn cầu:
Rung giật nhãn cầu cũng là một trong những hậu quả do khuyết mống mắt gây ra, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này thường biểu hiện qua các động tác mắt không bình thường như chuyển động lên xuống hoặc từ một bên sang bên kia một cách nhanh chóng mà không thể kiểm soát được.
Gặp vấn đề liên quan đến võng mạc:
Người mắc khuyết mống mắt thường gặp phải tình trạng hố mắt kém phát triển (giảm sản hố thị giác). Hố mắt là một phần cấu trúc quan trọng của võng mạc giúp cho chúng ta có thể nhìn thấy các vật rõ ràng.
Bên cạnh giảm sản hố thị giác, người mắc khuyết mống mắt cũng có nguy cơ mất dây thần kinh thị giác, một phần quan trọng truyền tín hiệu thị giác từ mắt đến não.
Vấn đề liên quan đến giác mạc:
Khi bị khuyết mống mắt, người bệnh sẽ thiếu một loại tế bào gốc quan trọng tại rìa giác mạc, có nhiệm vụ duy trì sức khỏe và tính toàn vẹn của giác mạc.
Do thiếu tế bào gốc này, bề mặt giác mạc dễ bị xâm lấn và kết mạc phủ phục, gây khó khắc phục khi bị tổn thương do ngoại lực như chấn thương, trầy xước,... Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như mạch máu bất thường và hình thành sẹo, làm suy giảm thị lực nghiêm trọng.
3. Khả năng điều trị - liệu khuyết mống mắt có thể chữa được không?
Vì khuyết mống mắt gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau, có nhiều phương pháp điều trị như:
-
Đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng mạnh, đặc biệt là đối với những người nhạy cảm và sợ lóa mắt;
-
Sử dụng kính áp tròng có màu để cải thiện thẩm mỹ và thị lực, đồng thời giảm cường độ của ánh sáng chói;
-
Duy trì sức khỏe giác mạc bằng cách sử dụng nước mắt nhân tạo để tăng độ ẩm và bôi trơn mắt;
-
Thực hiện phẫu thuật cấy mống mắt nhân tạo để cải thiện thẩm mỹ và thị lực, giảm nhạy cảm với ánh sáng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gặp phải các biến chứng như rò rỉ máu, bong võng mạc, phù võng mạc trung tâm, tăng áp lực nội mắt, thiết bị di chuyển trong mắt,...;
-
Bệnh nhân khuyết mống mắt kèm đục thủy tinh thể cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung vitamin A, C, E, chất xơ và các hoạt chất cần thiết để làm chậm quá trình đục thủy tinh thể. Cần tránh tiếp xúc với khói bụi và ánh sáng mặt trời, đeo kính râm khi ra ngoài. Trong trường hợp nặng, cần phẫu thuật điều trị;
-
Bệnh nhân khuyết mống mắt cần được theo dõi và kiểm tra thường xuyên tình trạng tăng áp lực nội mắt, có thể điều trị bằng thuốc nội khoa hoặc phẫu thuật ngoại khoa bằng laser;
-
Trong trường hợp bệnh giác mạc nghiêm trọng, cần thực hiện phẫu thuật cao cấp như cấy ghép tế bào gốc để bù đắp tế bào gốc thiếu hụt.
Khuyết mống mắt có thể chữa được không? Câu trả lời là có và hiện nay có nhiều phương pháp giúp cải thiện căn bệnh này
Trên đây là một số phương pháp phổ biến hiện nay, giúp giải đáp thắc mắc liệu khuyết mống mắt có thể chữa được không của nhiều bạn đọc. Dị tật mống mắt là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến mắt, dẫn đến suy giảm thị lực cho người bệnh. Vì vậy, mỗi người nên thực hiện định kỳ thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về mắt và bảo vệ tầm nhìn đúng cách.