1. Sốt cỏ khô là bệnh gì?
Sốt cỏ khô là tên khác của bệnh viêm mũi dị ứng với những triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bệnh không phải do virus gây ra mà là do các yếu tố dị ứng, xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm. Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh là:
-
Phấn hoa.
-
Nấm mốc.
-
Khói bụi.
-
Lông chó hoặc mèo.
-
Mùi nước hoa.
Sốt cỏ khô là viêm mũi dị ứng
Các tác nhân này kích thích niêm mạc mũi sản sinh Histamin, chất gây ra triệu chứng thường gặp của bệnh. Sức đề kháng yếu hoặc vệ sinh khoang mũi không đúng cách cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
2. Triệu chứng của sốt cỏ khô
Sốt cỏ khô không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ nhưng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, bao gồm:
-
Hắt hơi liên tục: Đây là dấu hiệu rõ ràng của sốt cỏ khô. Người mắc bệnh thường hắt hơi nhiều và kéo dài.
-
Ngứa mũi: Triệu chứng này thường xuất hiện đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, người bệnh có thể bị ngứa ở mắt, họng hoặc da cổ.
-
Chảy nước từ mũi: Thường đi kèm với hắt hơi, người bệnh sẽ chảy nước mũi liên tục mà không có mùi.
Hắt hơi thường là dấu hiệu đặc trưng của sốt cỏ khô
-
Ngứa và chảy nước mắt: Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân.
-
Nghẹt mũi: Khi nước mũi ra quá nhiều hoặc niêm mạc bị sưng sẽ gây ra tình trạng này, đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em có thể gây nguy hiểm về hô hấp.
-
Đau đầu và cảm giác mệt mỏi: Do tình trạng hắt hơi và nghẹt mũi, cơ thể dễ mệt mỏi và cảm thấy uể oải.
3. Biến chứng của sốt cỏ khô
Ngoài những dấu hiệu không dễ chịu, sốt cỏ khô nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như sau:
-
Viêm xoang.
-
Hen suyễn.
-
Viêm họng.
-
Tạo thành ổ viêm do dịch tiết tắc nghẽn.
-
Viêm tai giữa.
-
Tắc nghẽn lỗ thông xoang.
-
Viêm thanh quản.
-
Hình thành polyp trong khoang mũi hoặc xoang mũi.
Viêm họng là một trong những biến chứng của bệnh này
Thường thì những biến chứng này xảy ra khi tình trạng dị ứng nặng hoặc có các tác nhân khác đồng thời. Bệnh nhân cần được điều trị bằng cách phù hợp.
4. Phương pháp giảm nhẹ triệu chứng của sốt cỏ khô
Triệu chứng của sốt cỏ khô thường không gây nguy hiểm nhưng lại gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số cách có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này:
-
Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi: Phương pháp này khá hiệu quả trong việc làm sạch dịch nhầy và kháng khuẩn cho khoang mũi mà không gây kích ứng cho niêm mạc.
-
Xông hơi với các loại tinh dầu thiên nhiên: Sử dụng tinh dầu có mùi như bạc hà, tràm trà hoặc khuynh diệp sẽ giúp mũi thông thoáng hơn.
Xông mũi bằng tinh dầu thiên nhiên sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu
-
Uống nước gừng ấm: Gừng có tác dụng rất tốt để làm ấm và giảm đi tình trạng nghẹt mũi. Việc sử dụng loại này vào buổi sáng hoặc khi chuyển mùa sẽ giúp giảm đi các triệu chứng khó chịu của bệnh.
-
Bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể: Vitamin C giúp tăng kháng Histamin, nguyên nhân gây ra các triệu chứng của sốt cỏ khô.
5. Phương pháp điều trị sốt cỏ khô
Sốt cỏ khô không khó chữa nhưng cần phải có phương pháp điều trị kịp thời để bệnh không trở nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Các phương pháp thường được áp dụng hiện nay như sau:
5.1. Điều trị đặc hiệu
Phương pháp này chỉ áp dụng khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây dị ứng. Bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng cách đưa dần một lượng dị nguyên vào cơ thể để tạo ra kháng thể. Điều này sẽ thay đổi sự đáp ứng miễn dịch nhằm điều trị triệt để các triệu chứng dị ứng.
5.2. Điều trị bằng thuốc
Để giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng của sốt cỏ khô, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Phương pháp này chỉ giúp hạn chế hoặc kiểm soát dị nguyên gây bệnh trong thời gian ngắn và có thể tái phát.
Một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:
-
Thuốc kháng Histamin dạng uống hoặc xịt là phương pháp phổ biến khi phải đối mặt với sốt cỏ khô. Chúng giúp hạn chế sản sinh Histamin khi tiếp xúc với dị nguyên.
-
Các loại thuốc xịt giảm nghẹt mũi.
-
Thuốc xịt mũi Corticosteroid.
Áp dụng các loại thuốc xịt mũi chuyên trị cho sốt cỏ khô
Nếu tình trạng bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc chống dị ứng cho đến khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn. Ngoài ra, phương pháp SLIT cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp nặng bằng cách đặt thuốc dưới lưỡi. Tuy nhiên, điều trị này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như đau họng, đau miệng hoặc tai.