Bảo vệ Thiết bị (Device Protection) là tính năng quan trọng nhất của Android 5.1. Trước đó, Android đã tích hợp các tính năng bảo mật như định vị thiết bị từ xa, khóa máy và xóa dữ liệu từ xa, cũng như khóa màn hình bằng mật khẩu... Tuy nhiên, nếu máy rơi vào tay kẻ xấu, họ có thể khôi phục hệ điều hành và tiếp tục sử dụng như bình thường. Mọi biện pháp bảo mật trước đây trên Android sẽ trở nên vô nghĩa.
Bảo vệ Thiết bị trên Android 5.1 cho phép hủy dữ liệu từ xa nhưng không xóa mật khẩu trên thiết bị. Điều này làm cho thiết bị Android trở nên vô dụng nếu người khác không biết tài khoản và mật khẩu của máy. Bảo vệ Thiết bị cũng hoạt động trong chế độ fastboot hoặc khởi động thông qua các công cụ lập trình. Điều này khiến Bảo vệ Thiết bị trở nên giống với tính năng Activation Lock mà Apple đã áp dụng cho tất cả các thiết bị của mình từ iOS 7.
Các thiết bị được cài đặt Android 5.1 trở đi sẽ hỗ trợ Bảo vệ Thiết bị. Google đã cung cấp tính năng này cho một số thiết bị trước đây, bao gồm Nexus 6 và Nexus 9 thông qua cập nhật 5.1. Motorola cũng đã phát hành tính năng Bảo vệ Thiết bị cho Moto X 2014 thông qua cập nhật 5.1, được phát hành qua giao thức Over-the-air (OTA).
Bật và Sử dụng Bảo vệ Thiết bị như thế nào? Bảo vệ Thiết bị không có bất kỳ công tắc nào trong Android 5.1. Nếu thiết bị của bạn hỗ trợ tính năng này, nó sẽ tự động được kích hoạt dựa trên thiết lập của bạn. Để kích hoạt tính năng này, bạn cần:
- Cài đặt một mật khẩu màn hình như mẫu vẽ, mã PIN hoặc mật khẩu- Đăng nhập vào một tài khoản Google
Sau khi thiết bị của bạn đã đăng nhập vào tài khoản Google, khi bạn thiết lập mật khẩu màn hình, Android 5.1 sẽ hiển thị một thông báo nhắc nhở về tính năng Bảo vệ Thiết bị như hình dưới:
Tham khảo từ greenbot và androidpolice