Mỗi loại xe đều có thông số áp suất lốp theo tiêu chuẩn riêng biệt, không có hai chiếc xe nào giống nhau.
Vì vậy, người dùng cần biết rõ vị trí tem dán chứa thông số áp suất lốp chuẩn của chiếc xe mình đang sử dụng.
Thông số áp suất lốp ô tô nằm ở đâu?
Nhiều lái xe thiếu kinh nghiệm thường thiết lập áp suất lốp xe quá cao hoặc quá thấp so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.
Để tìm thông số này, người dùng xe có thể thực hiện hai cách đơn giản. Thứ nhất là tra cứu trong sách hướng dẫn sử dụng của xe, thông số áp suất lốp thường được liệt kê dễ dàng trong mục lốp xe.
Vị trí tem dán áp suất lốp chuẩn thường ở cột B phía người lái. (Ảnh minh họa: Cường Vũ).
Nếu không có sách hướng dẫn, người dùng cũng có thể tìm thông số chuẩn trên chiếc xe của mình. Mọi xe đều có tem chứa thông số lốp trong cột B phía cửa lái. Nếu không thấy ở đó, tem này có thể ở phía trong nắp bình xăng.
5 bước kiểm tra áp suất lốp
Chỉ kiểm tra khi lốp nguội: Lốp được xem là nguội khi xe đã đỗ từ 3 giờ trở lên hoặc khi chưa đi được 1 dặm (1,6km) ở tốc độ vừa phải.
Kiểm tra Psi theo khuyến cáo của nhà sản xuất: Xem trên thanh đứng cửa ghế lái hoặc trong sách hướng dẫn sử dụng để biết Psi lốp nguội của cả lốp trước và sau của xe là bao nhiêu.
Ghi lại Psi từng lốp: Nếu áp suất lốp trước và sau khác nhau, hãy ghi chính xác Psi của từng lốp để tránh nhầm lẫn.
Kiểm tra áp suất bằng đồng hồ đo: Tháo nắp van ra khỏi lốp, đặt đồng hồ đo áp suất lên thân van và ấn mạnh để tiếng rít biến mất, đồng hồ sẽ hiển thị thông tin cho người dùng.
Bơm lốp theo mức áp suất Psi được khuyến cáo: Sử dụng máy bơm để bơm lốp sẽ có áp suất thấp hơn tiêu chuẩn.
Những sai lầm thường gặp khi bơm lốp ô tô
Bơm lốp quá căng: Nếu lốp được bơm căng hơn so với thông số chuẩn, lốp sẽ phồng lên, nhô ra ở giữa và giảm diện tích tiếp xúc với mặt đường, gây hao mòn nhanh ở phần giữa lốp, trong khi hai bên lốp vẫn còn khá mới.
Không nên lái xe khi lốp quá căng. Lốp quá căng có thể làm giảm ma sát, gây hao mòn nhanh và giảm khả năng hấp thụ độ dằn xóc.
Thông qua tem dán trên khung cửa ở ghế lái, người điều khiển có thể biết được thông số áp suất lốp chuẩn. (Ảnh minh họa).
Bơm lốp thiếu hơi: Đồng nghĩa với việc bề mặt lốp bị lún xuống và mòn không đều do phần rìa lốp tiếp xúc nhiều với mặt đường hơn. Ngoài ra, lốp quá mềm làm tăng diện tích tiếp xúc và độ ma sát với mặt đường, khiến động cơ tiêu tốn nhiên liệu hơn và làm lái xe trở nên nặng nề hơn bình thường.
Tính theo dài hạn, việc bơm lốp quá căng hoặc để lốp quá mềm đều ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ trung bình của lốp xe. Thiếu hơi quá 20% so với tiêu chuẩn có thể làm giảm đến 30% tuổi thọ. Ngược lại, nếu căng hơn 30% so với tiêu chuẩn cũng có thể làm giảm tuổi thọ lốp đi khoảng 45%.