Mang tính học thuật cao với mục tiêu cung cấp những thông tin, sự thật quan trọng cho độc giả, văn viết học thuật (Academic writing) rất chú trọng tính trang trọng về văn phong. Bài viết này sẽ giải thích kỹ hơn về tính trang trọng là gì, vai trò của tính trang trọng trong viết học thuật, đồng thời đưa ra một số cách khắc phục cho các lỗi thường gặp trong một bài viết thiếu tính trang trọng.
Tính trọng trách (formality) là gì?
Định nghĩa
Theo từ điển Cambridge, tính trang trọng (formality) là ‘the quality of being suitable for serious or official occasions’, tạm dịch: sự phù hợp với những ngữ cảnh nghiêm túc. Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng tính trang trọng trong các bài viết học thuật là văn phong nghiêm túc, phù hợp với yêu cầu học thuật cao của bài viết. Yếu tố này đòi hỏi người viết phải tuân thủ những quy tắc viết tiếng Anh tiêu chuẩn, đồng thời duy trì một giọng văn trung lập nhất có thể về chủ đề đang bàn. Tuy nhiên, tính trang trọng không đồng nghĩa với việc phải sử dụng từ vựng ở trình độ cao hay phải viết những câu phức dài. Thay vào đó, những biểu hiện của tính trang trọng trong văn viết học thuật có thể được gói gọn lại trong ba từ khóa: rõ ràng, súc tích, và khách quan.
Dưới đây là một ví dụ về tính trang trọng:
Không trang trọng
‘Why has the water level increased? To answer this question, we conducted an experiment, and the outcome wasn’t what we had expected. You can find it in Figure 2. Global warming, pollution, etc. are just a few reasons.’
(tạm dịch: Tại sao mức nước biển lại dâng lên? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu, và kết quả không giống như những gì chúng tôi đã mong đợi. Bạn có thể xem kỹ hơn ở Hình 2. Sự nóng lên toàn cầu, sự ô nhiễm, vân vân, chỉ là một số lý do mà thôi.)
Nhận xét:
Sử dụng dạng viết tắt: wasn’t, etc.
Sử dụng câu hỏi tu từ: Why has the water level increased?
Sử dụng một số đại từ nhân xưng: you, we.
Tính chính thức
‘To find out the reason behind the increase of the water level, an experiment was conducted. The outcome, which can be found in Figure 2, was not as expected. It was suggested that global warming, pollution, and other environmental problems are just a few reasons.’
(tạm dịch: Để tìm ra nguyên nhân đằng sau hiện tượng dâng lên của mực nước biển, một nghiên cứu đã được thực hiện. Kết quả của cuộc nghiên cứu này, có thể xem kỹ hơn ở Hình 2, đã không như mong đợi. Chúng chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu, sự ô nhiễm, và những vấn đề môi trường khác chỉ là một số nguyên nhân nhất định.)
Nhận xét:
Sử dụng dạng đầy đủ: was not.
Hình thức trần thuật, không dùng câu hỏi tu từ.
Không sử dụng đại từ nhân xưng.
Sự quan trọng của tính trang trọng trong viết học thuật
Trong văn viết học thuật, tính trang trọng là một yếu tố cần thiết bởi hai lý do chính sau. Thứ nhất, đây là yếu tố tạo nên tính xác thực của bài viết và lòng tin của người đọc vào tác giả. Chủ đề của bài viết học thuật thường là những vấn đề mang tính thời sự, hàn lâm cao. Vì thế, một văn phong không trang trọng sẽ khó có thể thuyết phục được độc giả bởi ngay từ những hình thức liên quan tới quy tắc viết tiêu chuẩn, người viết đã không thực hiện được.
Thứ hai, tính trang trọng còn giúp người viết truyền tải thông tin một cách rõ ràng, chính xác và dễ hiểu hơn. Có rất nhiều cách diễn đạt không trang trọng được hiểu theo nghĩa bóng, một số còn sở hữu rất nhiều tầng nghĩa khác nhau. Độc giả có thể trở nên bối rối khi đọc tới những cụm từ này, hoặc họ thậm chí không hề biết những cách diễn đạt đó có ý nghĩa gì.
Vì vậy, duy trì một giọng văn trang trọng sẽ làm giảm khả năng những sự thật trong bài viết bị hiểu sai.
Những sai lầm thường gặp của một bài viết học thuật thiếu tính chính thức & cách khắc phục
Sử dụng các từ viết tắt của từ (contractions)
Trong tiếng Anh, một số cụm từ có thể được viết tắt dưới dạng “‘s” như “he’s”, “it’s” hay dạng “n’t” như “can’t”, “shouldn’t”. Tuy nhiên, hầu hết các dạng viết tắt này (contractions) đều được coi là biểu hiện phổ biến của văn phong không trang trọng (informal). Độc giả của một bài viết học thuật không chỉ giới hạn ở những người có tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, mà còn bao gồm cả những người đọc sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Đối với họ, những dạng viết tắt này có thể sẽ tăng thêm độ phức tạp, gây ra những phiền phức, hiểu nhầm không cần thiết trong quá trình đọc, chẳng hạn như dạng “‘s” có thể vừa là viết tắt của “is”, vừa có thể dùng cho “has”. T
hêm vào đó, dạng này còn rất dễ bị nhầm lẫn với sở hữu cách “‘s”. Vì vậy, để đảm bảo rằng văn viết học thuật phù hợp với mọi độc giả nói chung, người viết nên tránh sử dụng các dạng viết tắt của từ.
Cách khắc phục: Viết đầy đủ tất cả các từ trong bài viết học thuật.
Dưới đây là một ví dụ
Ví dụ: Each student’s participated in a 10-day course, learning about different cultures in the world.
Trong ví dụ này, cách viết tắt “student’s” không chỉ rõ từ được viết tắt là “has” hay “is”. Quan trọng hơn, những độc giả chưa nắm vững ngữ pháp tiếng Anh rất có thể sẽ nhầm lẫn thành dạng viết tắt này thành sở hữu cách của danh từ “student”, từ đó gặp khó khăn trong việc đọc hiểu câu văn trên.
Câu đúng: Each student has participated in a 10-day course, learning about different cultures in the world.
(tạm dịch: Mỗi học sinh đều đã tham gia một khóa học kéo dài 10 ngày, tìm hiểu về những nền văn hóa khác nhau trên thế giới.)
Cách khắc phục: Viết đầy đủ “has”.
Trong ví dụ đã sửa này, người viết đã cân nhắc tới những độc giả có nền tảng tiếng Anh khác nhau, từ đó giúp câu văn trở nên rõ nghĩa và phù hợp hơn với mọi đối tượng người đọc.
Sử dụng các từ chỉ người (personal pronouns) (I, you, we)
Đại từ nhân xưng (personal pronouns) là những đại từ được dùng để thay thế cho những cá nhân hay vật cụ thể như “I”, “you” hay “we”. Trong văn viết học thuật, người học nên tránh sử dụng các đại từ nhân xưng nếu không thật sự cần thiết bởi đây là những cụm từ không trang trọng, thậm chí có thể gây ra hiểu lầm cho người đọc. Ví dụ như đại từ “you”. Khi sử dụng đại từ này, người viết đã vô tình chỉ đề cập (address) tới một cá nhân cụ thể chứ không phải khán giả chung (general audience) – điều này đi ngược với đối tượng mà văn viết học thuật cần hướng tới là mọi độc giả.
Ngoài ra, đại từ “you” trong một số ngữ cảnh còn có thể khiến văn phong của tác giả mang sắc thái ra lệnh với người đọc. Dù ở trường hợp nào, việc dùng đại từ nhân xưng nói chung cũng sẽ ít nhiều làm mất đi tính trang trọng cần có của văn viết học thuật.
Cách khắc phục: Sử dụng cấu trúc câu bị động.
Ví dụ: You all must preserve the natural habitat.
(tạm dịch: Tất cả các bạn bắt buộc phải bảo vệ môi trường sống tự nhiên.)
Ở ví dụ này, đại từ nhân xưng “you” có thể khiến người đọc cảm thấy mình đang bị ra lệnh bởi người viết, và họ là người duy nhất phải chịu trách nhiệm cho hành động đang bàn chứ không phải bất kỳ ai khác.
Câu đúng: The natural habitat must be preserved.
(tạm dịch: Môi trường sống tự nhiên bắt buộc phải được bảo vệ.)
Cách khắc phục: Đổi thành câu bị động.
Sau khi được sửa, văn phong của cả câu đã trở nên trung lập hơn. Tuy không trực tiếp đề cập tới một đối tượng cụ thể nhưng người viết vẫn thể hiện được hàm ý chỉ tất cả độc giả đang đọc bài viết.
Sử dụng từ ngữ phrasal
Cụm động từ (phrasal verbs) là những cụm bao gồm hai hoặc ba từ, trong đó có một động từ chính, theo sau đó là các giới từ. Do có rất nhiều cụm động từ được sử dụng với nghĩa ẩn dụ, việc ghi nhớ chúng thường là một điều khó khăn với những người học không phải người bản ngữ. Sử dụng những cụm này trong bài viết học thuật có thể khiến quá trình đọc của họ trở nên ngắt quãng, gây khó hiểu cho độc giả.
Ngoài ra, các cụm động từ thường hay được sử dụng ở những ngữ cảnh không trang trọng hơn. Vì vậy, một bài viết học thuật đòi hỏi tính trang trọng thông thường sẽ không dùng cụm động từ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cũng có một số ngoại lệ nhất định, ví dụ như “carry out” hay “account for”.
Cách khắc phục: Thay thế cụm động từ bằng những động từ chỉ có một từ (1-word verbs).
Ví dụ: The bar charts talk about the amount of food wasted every year in three different continents from 1992 to 2012.
(tạm dịch: Các biểu đồ cột nói về lượng thức ăn bị lãng phí mỗi năm tại ba lục địa khác nhau từ năm 1992 đến năm 2012.)
Trong ví dụ này, cụm từ “talk about” đã khiến câu văn mất đi tính trang trọng của mình, bởi bởi cụm từ này chỉ phù hợp để sử dụng trong các bối cảnh giao tiếp thường nhật.
Câu đúng: The bar charts discuss the amount of food wasted every year in three different continents from 1992 to 2012.
(tạm dịch: Các biểu đồ cột bàn về lượng thức ăn bị lãng phí mỗi năm tại ba lục địa khác nhau từ năm 1992 đến năm 2012.)
Cách khắc phục: Thay cụm động từ “talk about” thành động từ chỉ có một từ “discuss”.
Trong ví dụ đã sửa này, so với cụm động từ “talk about”, “discuss” mang tính trang trọng hơn nên sẽ phù hợp hơn với câu văn trên.
Sau khi sửa, nghĩa của câu văn đã trở nên dễ hiểu và trực tiếp hơn, từ đó khôi phục lại tính trang trọng cho cả câu.
Câu văn dài dòng (run-on sentences)
Câu dài dòng (run-on sentences) là một thuật ngữ dùng để chỉ khi hai câu hoàn chỉnh, độc lập được đặt cạnh nhau mà không có sự kết nối phù hợp nào ở giữa bởi các liên từ hay dấu câu như dấu chấm phẩy (semicolon) và dấu chấm (period).
Đây là một loại câu rất phổ biến trong các ngữ cảnh không trang trọng, đặc biệt là văn nói bởi khi giao tiếp, ta thường liên tục đưa thêm thông tin và chia chúng thành các cụm nhỏ bằng cách ngắt hơi thay vì dấu câu hay liên từ. Tuy nhiên, nếu xuất hiện trong văn viết, đặc biệt là bài viết học thuật, câu dài dòng sẽ khiến quá trình đọc của độc giả trở nên khó khăn hơn, ngăn cản người đọc khỏi việc hiểu rõ thông tin mà bài viết đang muốn truyền tải và có thể khiến họ phải đọc lại một đoạn thông tin nhiều lần.
Vì vậy, sử dụng các câu dài dòng được coi là biểu hiện vi phạm vào tính trạng trọng của văn viết học thuật.
Cách khắc phục: Kiểm tra lại và thêm các dấu câu (dấu chấm phẩy, dấu chấm) hoặc liên từ phù hợp (and, but, because) nếu bài viết có hai câu văn hoàn chỉnh đặt cạnh nhau.
Ví dụ: Confining animals at zoos should be discouraged. It deprives animals of their rights. It may restrict animals’ natural instincts.
Ở ví dụ này, sự thiếu kết nối giữa các câu văn hoàn chỉnh có thể gây khó khăn, thậm chí sự khó chịu cho quá trình đọc hiểu của độc giả. Ngoài ra, câu văn cũng có một số thành phần bị lặp lại không cần thiết như chủ ngữ “It” và danh từ “animals”.
Câu đúng: Confining animals at zoos should be discouraged because it deprives animals of their rights and may restrict their natural instincts.
(tạm dịch: Giam giữ động vật trong sở thú không nên được khuyến khích bởi việc làm này tước đi các quyền của động vật và còn kìm hãm bản năng tự nhiên của chúng.)
Cách khắc phục: Thêm các liên từ “because” và “and”.
Trong ví dụ đã sửa này, mạch ý của câu văn đã trở nên dễ theo sát hơn, đồng thời giúp câu văn rõ nghĩa hơn rất nhiều.
Sử dụng câu hỏi tu từ (rhetorical questions)
Câu hỏi tu từ là một dạng câu hỏi được sử dụng không phải với mục đích để hỏi, mà là để đề xuất hay gợi mở một ý tưởng, chiều hướng mới cho nội dung đang bàn.
Mặc dù khá được ưa chuộng trong giao tiếp, nhưng đối với văn viết học thuật, câu hỏi tu từ lại là một yếu tố làm mất đi tính trang trọng. Khi sử dụng câu hỏi này, người viết đã tự mặc định rằng người đọc biết và sẽ trả lời theo đúng dụng ý của mình. Tuy nhiên, rất có khả năng cao là độc giả không biết, bởi họ đọc bài viết là để tăng vốn hiểu biết của mình về vấn đề được hỏi; hoặc độc giả có thể tự đưa ra một câu trả lời mà sau đó được chứng minh là sai qua thông tin của bài viết.
Tất cả những trường hợp không đáng có này nên được phòng tránh ngay từ đầu. Thêm vào đó, thông tin của bài viết sẽ được truyền đạt rõ ràng và trực tiếp hơn khi được viết dưới dạng trần thuật, vì vậy, câu hỏi tu từ là một cách diễn đạt không cần thiết trong văn viết học thuật.
Cách khắc phục: Sử dụng hình thức câu trần thuật.
Ví dụ: How can music impact humans? It can evoke humans’ deepest emotions and connect their brains with their hearts.
(tạm dịch: Âm nhạc có thể ảnh hưởng tới con người như thế nào? Nó có thể gợi dậy những cảm xúc thầm kín nhất của con người và kết nối bộ não với trái tim họ với nhau.)
Trong ví dụ này, câu hỏi tu từ không đưa thêm thông tin gì mới và có thể khiến người đọc trở nên xao nhãng. Vì vậy, sử dụng hình thức này là không cần thiết ở ngữ cảnh trên.
Câu đúng: Music can impact humans by evoking their deepest emotions and connecting their brains with their hearts.
(tạm dịch: Âm nhạc có thể ảnh hưởng đến con người bằng cách khơi gợi những cảm xúc sâu kín nhất của họ và kết nối bộ não với trái tim của họ với nhau.)
Cách khắc phục: Bổ sung các từ nối như “because” và “and”.
Khi chuyển thành cấu trúc câu trần thuật, thông tin đã được trình bày trực tiếp và rõ ràng hơn.