1. Tổng quan về hiện tượng viêm da cơ địa khi mang thai
1.1. Viêm da cơ địa thường gặp ở phụ nữ mang thai không?
Tình trạng viêm da cơ địa không còn là vấn đề mới mẻ với chúng ta, bệnh thường diễn biến mạn tính và việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Một trong những nhóm nguy cơ cao là phụ nữ mang thai.
Nhiều chị em mang thai gặp phải viêm da cơ địa
Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng viêm da cơ địa khi mang thai ít gây ra nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn đừng quá lo lắng! Tuy nhiên, các triệu chứng có thể khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái và lo lắng về vẻ bề ngoài. Vì vậy, chúng ta không nên coi thường và cần theo dõi cũng như điều trị kịp thời.
1.2. Các triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa khi mang thai
Bệnh viêm da cơ địa có thể phát triển ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe. Mẹ bầu cần chăm sóc và điều trị bệnh theo phương án phù hợp nhất.
Nhìn chung, triệu chứng của viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai khá tương đồng với những người không mang thai. Bạn sẽ thấy trên da có những vùng ửng đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy, thường xuất hiện ở mặt, lưng hoặc ngực của phụ nữ mang bầu. Chị em sẽ cảm thấy rất không thoải mái vì da ngứa, thậm chí là đau và sưng viêm. Triệu chứng này ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của mẹ bầu khá nhiều.
Những vùng da dễ bị tổn thương là lưng, ngực và mặt
Nếu bạn thường xuyên gãi, chạm vào vùng da tổn thương, chúng rất dễ bị viêm, chảy dịch và lây lan rộng sang các phần da khỏe mạnh. Điều này làm cho việc kiểm soát và điều trị bệnh trở nên khó khăn. Vùng da tổn thương sau một thời gian sẽ trở nên khô và có lớp sừng dày hơn bình thường. Điều này làm mất thẩm mỹ và làm cho phụ nữ mang thai tự ti về vẻ bề ngoại của mình.
Những người mắc bệnh viêm da cơ địa khi mang thai thường mất nhiều thời gian hơn để hồi phục bệnh. Bởi vì khi mang thai, sức đề kháng của phụ nữ giảm sút rõ rệt, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Họ là nhóm người cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt.
2. Tại sao mẹ bầu lại mắc viêm da cơ địa?
Một trong những vấn đề được quan tâm là viêm da cơ địa khi mang thai hình thành từ nguyên nhân gì? Khi hiểu được nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể tìm ra cách điều trị phù hợp và giúp cải thiện các triệu chứng một cách rõ rệt nhất.
Sự thay đổi nội tiết tố được đánh giá là yếu tố chính khiến phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa. Các chuyên gia cho biết tế bào tiền viêm được sản xuất nhiều hơn khi lượng hormone trong cơ thể phụ nữ tăng cao hơn so với bình thường. Kết quả là da của bạn chịu tổn thương và viêm nhiễm trong quá trình mang bầu.
Bên cạnh đó, tâm lý không ổn định cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da và phát triển của phụ nữ mang thai. Thường thì trong giai đoạn mang thai, nhiều chị em có xu hướng lo lắng, nhạy cảm với mọi chuyện. Tốt nhất là bạn nên giữ tinh thần thoải mái, để tốt cho sự phát triển của em bé và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Có nhiều nguyên nhân góp phần vào việc hình thành viêm da cơ địa trong thai kỳ
Hiện tượng viêm da cơ địa thường xảy ra nếu chị em có tiền sử dị ứng với điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, lông động vật hoặc một số loại hoa,… Hãy hạn chế tiếp xúc để giảm nguy cơ bị viêm da cơ địa nhé!
3. Tình trạng viêm da cơ địa khi mang thai đáng lo ngại không?
Chắc chắn rất nhiều mẹ bầu lo lắng không biết viêm da cơ địa có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi hay không?
Thực tế, bệnh viêm da cơ địa khi mang thai không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bệnh chỉ gây cảm giác không thoải mái và mất thẩm mỹ về ngoại hình của mẹ bầu, vì vậy đừng quá lo lắng.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Vì các triệu chứng của bệnh làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mẹ bầu, họ có thể ăn uống không ngon miệng, cảm thấy căng thẳng. Nếu vấn đề này kéo dài, thai nhi có thể không nhận được đủ dinh dưỡng, phát triển kém hơn so với bình thường.
Bệnh viêm da cơ địa có thể được truyền lại cho em bé
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh viêm da cơ địa có khả năng được truyền lại cao. Nếu mẹ bầu mắc bệnh, em bé có thể được di truyền bệnh, cơ thể của chúng nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài như thay đổi thời tiết, lông động vật, phấn hoa hoặc các chất hóa học khác. Điều quan trọng là phụ nữ mang thai cần kiên nhẫn và chăm sóc bệnh của mình, đồng thời thực hiện biện pháp để giảm nguy cơ truyền bệnh viêm da cơ địa cho con.
4. Bí quyết chăm sóc cho mẹ bầu mắc bệnh viêm da cơ địa
Để giảm bớt các triệu chứng bệnh và tạo cảm giác thoải mái, mẹ bầu cần dành thời gian chăm sóc bản thân. Một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cụ thể, mẹ bầu mắc bệnh viêm da cơ địa nên tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh hoặc quá nóng, tránh sử dụng sữa tắm, xà phòng chứa quá nhiều hóa chất. Trong thai kỳ, chị em không nên bỏ qua việc chăm sóc da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm. Tốt nhất là nên chọn sản phẩm có thành phần tự nhiên, phù hợp với phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên cân đối chế độ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ và vitamin để làn da khỏe mạnh hơn. Đồng thời, hãy duy trì thói quen uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để da trở nên mịn màng và đẹp hơn.
Mẹ bầu có thể dưỡng ẩm da thường xuyên
Do đó, bệnh viêm da cơ địa khi mang thai không gây nguy hiểm đến sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, chị em không nên coi thường và bỏ qua việc điều trị bệnh. Đó là cách tốt nhất để bạn lấy lại sự tự tin với vẻ ngoài của mình và duy trì tinh thần thoải mái trong thời kỳ mang thai.