Key takeaways |
---|
Academic writing là thuật ngữ để chỉ phong cách viết trang trọng, thường xuất hiện trong môi trường giáo dục bậc cao, và có thể dùng để thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề cho sẵn. Đặc trưng của academic writing: Tính trang trọng, tính khách quan, tránh lỗi khái quát quá mức, cấu trúc rõ ràng, luận điểm rõ ràng và thống nhất, tính mạch lạc Để đảm bảo Tính mạch lạc (Coherence) của một bài viết, người học cần chú ý sử dụng thành thạo bốn yếu tố sau: Đại từ, Lặp, Từ nối, Cấu trúc song song. |
Viết học thuật (Academic Writing) là gì?
Academic writing (viết học thuật) là thuật ngữ dùng để chỉ phong cách viết trang trọng (formal hoặc semi-formal) và thường xuất hiện trong môi trường giáo dục bậc cao như đại học và cao đẳng cũng như trong các bài báo, nghiên cứu, tập san học thuật, vv. Các bài viết học thuật có thể được viết bởi học sinh, sinh viên hoặc bởi các chuyên gia nghiên cứu và được chia thành nhiều thể loại tương ứng với mỗi mục đích khác nhau:
Essay (bài luận ngắn): Đây là dạng khá phổ biến với người học Tiếng Anh ở các nước Châu Á bới nó xuất hiện trong các kỳ thi năng lực như IELTS, TOEFL IBT, vv. Một bài essay có thể formal hoặc chỉ semi-formal (không quá trang trọng), thường khá ngắn và thể hiện quan điểm của người viết về một vấn đề cho trước.
Thesis/Dissertation (Bài luận tốt nghiệp): Một bài luận dài, với chủ đề sinh viên tự chọn và phải nộp vào học kỳ cuối.
Research paper (Bài nghiên cứu): Bài nghiên cứu cho thấy quá trình và kết quả của một cuộc khảo sát, điều tra về một chủ đề thường là do người viết tự chọn. Những bài nghiên cứu như thế này có thể được xuất bản trên tạp chí học thuật (academic journal), nơi tổng hợp những nghiên cứu xuất sắc.
Bên cạnh đó còn một số loại hình viết học thuật khác. Cần biết rằng, mỗi loại bài viết học thuật có mục đích, hình thức, và đối tượng người đọc cũng khác nhau. Ở bài viết này, tác giả chỉ tập trung vào thể loại phổ biến và nhận được sự quan tâm nhiều hơn cả từ người học Tiếng Anh, đó chính là Bài luận ngắn (Essay), vốn được yêu cầu viết thường xuyên trong các bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ như IELTS hay FCE.
Đặc điểm của Bài luận học thuật
Để thành công viết một bài academic essay hoàn chỉnh, người học cần nắm rõ đặc trưng của academic writing.
Ngôn ngữ trang trọng và lịch sự (FORMALITY)
Đây là một trong những tính chất cơ bản nhất của viết học thuật. Một bài essay thì không thể có ngôn ngữ suồng sã, không trang trọng, không lịch sự hay mang sự kỳ thị, phân biệt, và chỉ trích bất công bất kể đề bài là gì hay người viết đang bàn về ai, vấn đề gì.
Ví dụ một đoạn văn có ngôn ngữ suồng sã, không trang trọng:
“Hey guys, so today we're gonna talk about the most lit topic ever: social media addiction! Like seriously, who isn't guilty of scrolling through Instagram for hours on end? It's so addicting. But on a more serious note, social media addiction has become a major problem in our society, and we need to address it ASAP. So let's dive into the nitty-gritty and figure out why we can't seem to put our phones down, shall we?”
Đoạn văn trên giống như một bài thuyết trình trước lớp hơn là một đoạn văn trong academic essay vì văn phong quá thân mật, mang đặc điểm đối thoại, nhiều tiếng lóng (colloquialism), và thiếu đi những từ ngữ trang trọng, lịch sự cần có, hoàn toàn không phù hợp trong một bài viết học thuật.
LƯU Ý: Người học cần lưu ý rằng, sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự không đồng nghĩa với việc “cài cắm" quá nhiều từ ngữ hoa mỹ, phức tạp gây khó hiểu cho người đọc. Điều này có 2 “tác dụng phụ": thứ nhất, người đọc sẽ chẳng thể hiểu bài viết đó; thứ 2, người viết có thể không đảm bảo được rằng mình đang sử dụng các từ ngữ đó một cách phù hợp và chính xác.
Xét ví dụ sau:
“Often after entering the world of academia, students assume the need to showcase their understanding of a subject through their writing by using extensive and supposedly eloquent prose and vocabulary, in a pursuit to assimilate themselves into and join the ranks of those they view as highly intelligent beings: academics.”
(https://www.lib.sfu.ca/about/branches-depts/slc/incommon/flowery-language)
Thay vì sử dụng quá nhiều ngôn từ hoa mỹ như trên, người học có thể làm cho đoạn văn đơn giản và hiệu quả hơn:
“Many students think that in academia, they must prove their knowledge by writing with complex and impressive language. They believe that this is necessary to fit in with the intelligent and knowledgeable people they admire: academics.”
Luận điểm rõ ràng và mạch lạc (CLEAR POSITION)
Một bài luận tốt luôn thể hiện rất rõ quan điểm của người viết. Điều này là cần thiết, bởi một bài viết học thuật như trong bài thi IELTS yêu cầu thí sinh đưa ra quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội, hay trong bài thi SAT essay, người học cần đánh giá về văn phong và phong cách sáng tác của một tác giả nào đó. Mọi luận điểm đưa ra đều phải rõ ràng, thống nhất, và được giải thích bằng lập luận chặt chẽ cũng như chứng cứ thực tế.
Xét ví dụ sau của một đoạn văn học thuật được đánh giá là hoàn chỉnh và rõ ràng:
“The abolition of capital punishment has been a topic of debate for many years, and I firmly believe that it is necessary to end this practice. Firstly, the death penalty is an irreversible punishment that can lead to the execution of innocent people, as seen in the case of Cameron Todd Willingham. Willingham was wrongfully convicted and executed in 2004 for the arson-murder of his three children in Texas. Despite subsequent investigations revealing that the evidence used to convict him was unreliable and that the fire was likely accidental, he was executed. This case highlights the fallibility of the legal system and the risk of executing innocent people. Secondly, capital punishment does not serve as a deterrent to crime. In fact, some studies have shown that it may even have the opposite effect, as the threat of the death penalty may encourage criminals to commit more violent crimes in order to avoid living witnesses. Instead of focusing on punishment, efforts should be made to address the root causes of crime, such as poverty and lack of education. To sum up, the abolition of capital punishment would be a step in the right direction towards creating a more just and humane society.”
Chúng ta có thể thấy, đoạn văn trên không chỉ đáp ứng yêu cầu về ngôn ngữ trang trọng và văn phong lịch sự, mà còn thể hiện rất rõ quan điểm của người viết về hình phạt tử hình.
Quan điểm rõ ràng và thống nhất: Người viết không ủng hộ hình phạt tử hình và trực tiếp thể hiện điều này qua 2 câu văn - câu đầu và câu cuối.
Luận luận chặt chẽ và chứng cứ cụ thể, xác thực: Người viết chứng minh quan điểm của mình qua 2 luận điểm chính (tử hình có thể dẫn đến việc những người vô tội bị xử phạt oan và làm tăng tỉ lệ phạm tội) bằng cách giải thích rõ ý kiến mình đưa ra và cho ví dụ thực tế (ví dụ về Cameron Todd Willingham)
Đảm bảo sự mạch lạc và liên kết (COHERENCE & COHESION)
Một bài viết tốt, dù mang tính học thuật hay không, đều cần đảm bảo tính liên kết giữa các câu văn hay các thông tin trong bài. Bài viết rời rạc, không chuẩn chỉnh về cách liên kết câu, hay “lờ đi" khó khăn của người đọc trong việc kết nối thông tin, sẽ được coi là incoherent (không mạch lạc). Đây dường như là một vấn đề nan giải của rất nhiều người viết Tiếng Anh và mong muốn chinh phục số điểm cao trong các kỳ thi học thuật như IELTS, SAT, PTE.
Hãy xét đến một ví dụ điển hình của một đoạn văn học thuật thiếu sự mạch lạc và liên kết:
“Dogs are canines that people domesticated a long time ago. Wolves are predecessors of dogs and they help people in a variety of ways. There are various reasons for owning a dog, and the most important is companionship.”
(“How Coherence in Writing Facilitates Manuscript Acceptance.” Enago Academy, 2 Dec. 2021)
Đoạn văn trên hoàn toàn thiếu đi sự liên kết thông tin bởi người viết không áp dụng những phương tiện tạo nên tính coherent cho bài viết của mình. Điều này có thể khiến người đọc khó theo dõi và không thể hiểu vì sao những thông tin này lại được xếp cạnh nhau và có tác động giữa những câu văn hay không.
Ngược lại, dưới đây là một đoạn văn có tính mạch lạc cao:
“On the one hand, not giving people permission to enter city centers by their private vehicles can cause considerable public inconvenience. Apparently if everyone were to use the public transport, it would result in overcrowding and longer wait times, making people late for work or school. Secondly, public means of transportation generally operate on main roads and cannot access smaller streets with less developed traffic infrastructure. In other words, certain places in city centers would be inaccessible, and people may have to walk or cycle to reach these locations. Unfortunately, this may deter less active individuals from supporting the vehicle-free scheme.”
Chi tiết về cách đảm bảo tính mạch lạc cho bài viết học thuật sẽ được trình bày ở phần 3.
Tránh khẳng định quá mức (AVOID GENERALIZATION)
Cần lưu ý rằng, việc đưa ra quan điểm cá nhân và giải thích rõ ràng cho ý kiến của mình không đồng nghĩa với việc khẳng định chắc nịch bất cứ điều gì.
Ví dụ:
“Newspaper would still attract a huge number of readers, especially old people who are sensitive to screen light and find technology hard to use.”
Phân tích câu văn trên, ta thấy động từ khiếm khuyết “would" mang ý nghĩa rất chắc chắn, có nghĩa là báo giấy chắc chắn vẫn sẽ thu hút lượng lớn độc giả, trong khi việc này thực thế không thể đảm bảo sẽ xảy ra, vì thực thế rằng chẳng có gì là chắc chắn cả!
Bên cạnh đó, cho rằng “old people who are sensitive to screen light and find technology hard to use” tức cho rằng người lớn tuổi nào cũng nhạy cảm với ánh sáng xanh và không sử dụng được công nghệ, điều này không áp dụng cho tất cả người lớn tuổi, vì thế là không phù hợp trong bài viết học thuật.
Câu văn trên có thể viết lại như sau để đảm bảo không phạm phải lỗi Overgeneralization:
“Newspaper may continue to attract a huge number of readers, especially old people who tend to be sensitive to screen light and find technology hard to use.”
Từ “may" và “tend to" sẽ làm giảm bớt độ chắc chắn của câu văn.
Tính khách quan (Objectivity)
Người học có thể thường hay nghe thấy lời khuyên rằng, đừng dùng “I" (tôi) trong văn viết học thuật, vì có thể làm cho bài viết của mình thiếu tính khách quan. Khi viết một academic essay, người viết cần lưu ý rằng, những tranh luận về vấn đề mà đề bài đưa ra là xoay quanh vấn đề đó và những lập luận người học đưa ra để chứng minh cho quan điểm của mình, chứ không phải về “chính họ". Hay nói cách khác, nếu chỉ bàn về những gì mình nghĩ, cho là đúng và phủ nhận hoặc từ chối bàn tới quan điểm đối lập cho thấy bài viết đang thiếu tính khách quan. Việc để cảm xúc cá nhân chủ quan ảnh hưởng đến lập luận của mình là không nên khi viết học thuật.
Xét ví dụ sau:
“Most people take drug overdoses because they find that it's difficult to sort out their problems clearly. That's why you should treat your patients in a clear way. That means you should treat your patients in a way that helps them to tell the difference between their problems and find ways to deal with them.”
(http://www.uefap.com/writing/exercise/feature/drugfram.htm)
Đoạn văn trên thiếu tính khách quan vì người viết đang trình bày quan điểm của mình và cho rằng độc giả (tức bác sĩ) nên làm gì nhưng không giải thích rõ ràng là tại sao và đưa dẫn chứng xác thực, dùng đại từ “you" thay vì một danh từ khác khách quan và trang trọng hơn như “doctors" hay “medical practitioners".
Lưu ý, điều này không có nghĩa rằng người viết tuyệt đối không được sử dụng đại từ “I". Thường trong môi trường học tập, việc bài luận có đại từ “I" là bình thường bởi văn phong có thể là semi-formal chứ không cần hoàn toàn trang trọng như trong một bản báo cáo khoa học.
Cấu trúc đơn giản (Format)
Tuỳ vào loại bài viết học thuật mà người viết cần tuân thủ theo một vài định dạng nhất định, như bài nghiên cứu (research paper) thì bao gồm các phần gọi là Abstract, literature review, methodology and methods, findings, còn một bài essay trong IELTS thì bao gồm Introduction, Body paragraphs, và Conclusion. Việc tuân thủ theo format của dạng bài là rất quan trọng, người viết không nên tự ý sáng tạo và trình bày bài theo cách riêng của mình.
Academic Writing: Những hiểu lầm thường gặp và sự thật
Lỗi dùng từ ảnh hưởng đến tính trang trọng và chính xác của viết học thuật
Tính logic (Coherence) trong bài luận học thuật
Đại từ (pronoun)
Sự lặp lại (repetition)
Từ nối (Transition)
Cấu trúc song song (Parallelism)
Đại từ và thụ động (Pronoun)
Với những người học Tiếng Anh, đại từ (pronoun) không còn là một khái niệm xa lạ, nhưng không phải ai biết được rằng chính việc sử dụng đại từ trong văn viết có thể tăng tính mạch lạc của bài viết. Tại sao lại như vậy? Phần lớn chúng ta sử dụng đại từ nhằm tránh lặp lại một đối tượng/nội dung đã nhắc đến từ trước (phép tham chiếu-reference), nhưng đôi khi sử dụng sai cách hoặc không hiệu quả khiến cho thông tin bài viết không được mạch lạc. Các lỗi phổ biến khi sử dụng đại từ là:
Tham chiếu không rõ ràng
Tham chiếu không nhất quán
Nhầm lẫn giữa đại từ “This" và “It"
Tham chiếu không rõ ràng:
Xét ví dụ sau đây:
I have a cat. It's yellow and white.
Đại từ “It" được sử dụng vô cùng chính xác và hiệu quả người đọc có thể hiểu ngay rằng “It" thay cho “a cat" chứ không thể thay cho “I". Thế nhưng, trong trường hợp dưới đây, người đọc sẽ khó có thể biết chính xác đại từ được sử dụng thay cho đối tượng/sự việc nào:
“One difference between secondary school and university is that it offers more subject choices and independence.”
Người học liệu có thể xác định “It" đang thay cho “secondary school" hay “university"? Khi nỗ lực dùng phép tham chiếu, nhưng đối tượng tham chiếu không rõ ràng, lại có thể khiến câu văn càng khó hiểu hơn.
“One difference between secondary school and university is that university offers more subject choices and independence.”
Tuy trong trường hợp này tuy người viết không dùng đại từ để thay thế cho university nhưng nếu làm vậy mà ảnh hưởng đến tính mạch lạc của câu văn thì không nên. Thực chất, việc lặp lại từ university dẫn chúng ta đến một yếu tố khác rất quan trọng trong việc phát triển tính mạch lạc nhưng thường bị bỏ qua là repetition - sẽ được đề cập bên dưới.
Không nhất quán trong việc tham chiếu:
Lỗi sai này có thể sẽ dễ nhận biết hơn một chút, đặc biệt là nếu người viết dành thời gian kiểm tra lại bài viết của mình sau khi hoàn thành bản nháp đầu tiên. Tham chiếu không nhất quán là khi người viết chuyển đổi thường xuyên giữa các đại từ ngôi thứ ba (they/he/she), sang ngôi thứ hai (you) hoặc ngôi thứ nhất (we).
Đoạn văn sau nói về khó khăn của người học Tiếng Anh trong việc học từ vựng:
“When learning vocabulary, English learners face a lot of challenges. They struggle with memorizing new words and understanding their meanings. This is because they have a hard time associating words with their definitions. The English language has many words with multiple meanings, making it even more challenging for learners to understand them. In addition, you may have difficulty pronouncing new words correctly. Pronouncing new words correctly is important so that they can be understood when speaking to someone else. If someone struggles with pronunciation, they should practice with a tutor or language exchange partner. By practicing regularly, we can improve our language skills and communicate more effectively.”
Việc sử dụng nhiều đại từ ngôi khác nhau để ám chỉ cùng một đối tượng là người học Tiếng Anh sẽ khiến người đọc cảm thấy bối rối vì không biết liệu các đối tượng này là giống nhau hay khác nhau. Trong quá trình viết, có thể người viết chưa nhận thấy được sự thiếu nhất quán trong cách dùng đại từ tham chiếu của mình, nhưng việc “dò bài" chắc sẽ giúp người viết kiểm tra xem mình đã dùng đại từ thống nhất hay chưa và kịp thời chỉnh sửa.
Sai lẫn giữa đại từ “It' và “This'
Việc nhầm lẫn này xảy ra khi người viết muốn dùng “It" hoặc “this" để bắt đầu một câu mới và kết nối với ý của câu trước. “It" chỉ được dùng để thay thế cho một đối tượng (là cụm danh từ), còn “this" lại dùng để ám chỉ cả câu trước đó.
Hai ví dụ trên đây cho thấy cách dùng đúng của “It" và “this". Việc sử dụng chúng sẽ tránh lặp từ hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính mạch lạc của bài viết.
Sự lặp lại (Repetition)
Việc lặp từ không phải lúc nào cũng đảm bảo tính mạch lạc, mà có thể làm cho bài viết trở nên đơn điệu, thiếu hấp dẫn, ví dụ như câu văn sau:
“The purpose of the simulation exercise is to simulate the racing performance of a racing car as it will perform in an actual race.”
Câu viết lại:
“The purpose of the simulation exercise is to recreate the performance of a car in an actual race.”
Những từ khóa quan trọng (key word) là “simulation, performance, race", và với câu thứ 2, người viết chỉ dùng các từ khoá một lần, và dùng từ đồng nghĩa (synonym) của simulate là recreate. Việc lặp lại các từ khóa (hoặc sử dụng từ đồng nghĩa của chúng) xuyên suốt bài viết có thể giúp người học rà soát lại bài viết của mình và kiểm tra tính mạch lạc nhanh chóng hơn, đồng thời giúp người học phát triển bài luận “đúng hướng”, không bị lạc đề khi rời xa từ khoá và topic ban đầu.
Dưới đây là ví dụ một đoạn văn áp dụng kỹ thuật Repetition:
“Cohesion is an important feature of academic writing. It can help ensure that your writing coheres or 'sticks together', which will make it easier for the reader to follow the main ideas in your essay or report. You can achieve good cohesion by paying attention to five important features. The first of these is repeated words. The second key feature is reference words. The third one is transition signals. The fourth is substitution. The final important aspect is ellipsis.”
Đôi lúc, việc sử dụng Đại từ (pronoun) đồng thời với Từ khoá/Từ đồng nghĩa (key word/synonym) cũng có thể cải thiện tính mạch lạc:
“Generally speaking, crime rates in Europe have fallen over the past two years. This drop/This declining trend has been the result of new approaches to punishment.”
“When a group of school children was interviewed, the majority said they preferred their teachers to be humorous yet kind. However, such qualities were not as highly rated by teachers.”
Vậy làm thế nào để thành công áp dụng kỹ thuật Repetition? Với những bài luận như trong kỳ thi IELTS, TOEFL ibt, thí sinh sẽ phải viết một bài luận bàn về một chủ đề cho trước. Hãy đọc kỹ đề bài, gạch chân từ khóa (key word), thường xuyên nhìn lại từ khoá khi viết bài, sử dụng chúng hoặc từ đồng nghĩa trong bài viết để đảm bảo tính mạch lạc.
Chuyển tiếp (Transition)
Từ nối (Transition) đóng vai trò như biển báo giao thông, ra hiệu cho người đọc biết người viết đang so sánh thông tin (compare), bổ sung (add), kết luận (conclude), hay cho ví dụ (give example). Trong nhiều trường hợp, việc không sử dụng từ nối mà chuyển từ câu này sang câu khác (phạm vi đoạn) hay đoạn này sang đoạn khác (phạm vi toàn bài) có thể khiến người đọc cảm thấy đột ngột và gây khó hiểu.
Xét ví dụ sau khi người viết không sử dụng từ nối:
“The main objection to the stadium proposal was the destruction of the waterfront views. It would adversely affect the busy shipping sector there.”
Có hai yếu tố bị ảnh hưởng nếu dự án xây dựng sân vận động được thông qua: cảnh bờ sông và khu vực giao hàng. Tuy nhiên, việc thiếu vắng đi từ nối khiến hai câu văn không thực sự liên kết.
“The main objection to the stadium proposal was the destruction of the waterfront views. In addition, it would adversely affect the busy shipping sector there.”
Việc sử dụng “In addition" đã tăng sự liên kết giữa hai thông tin, làm cho bài viết trở nên mạch lạc và dễ theo dõi hơn.
Cấu trúc song song (Parallelism)
Trước hết, người học cần hiểu cấu trúc song song (parallelism) là gì. Sử dụng cấu trúc song song là áp dụng những cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc câu tương tự nhau trong cùng một câu hoặc qua nhiều đoạn văn khi liệt kê hoặc so sánh hai đối tượng với nhau. Việc sử dụng đúng cấu trúc song song tốt sẽ đem lại sự hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao tính mạch lạc của bài viết.
Xét ví dụ sau đây:
There are many things you can do to celebrate Tet holiday: going back home, making sticky rice cakes, and watching fireworks with family and friends.
Những động từ sau dấu hai chấm đều phải ở dạng Verb-ing. Nếu chỉ cần một trong 3 động từ “going", “making", và “watching" không phải ở dạng Verb-ing, câu văn sẽ bị mắc lỗi về cấu trúc song song. Tuy lỗi sai này không quá khó phát hiện nếu người viết chủ động dò lại bài viết của mình, nhưng việc áp dụng chúng thế nào để tăng tính mạch lạc có thể là vấn đề thử thách và cần có sự luyện tập nhiều hơn.
Các cấu trúc song song có tính áp dụng cao là: not only … but also …, both … and …, neither … nor …, either … or …. Nhiều người học đã áp dụng được các cấu trúc này khi nói và viết nhưng chưa nhận biết được rằng đây là những cấu trúc song song có chức năng duy trì tính mạch lạc.
Dưới đây là một vài lỗi thường gặp khi người viết sử dụng các cấu trúc trên:
not only … but also … | Public transport is not only cost-effective but also releases less harmful exhaust fumes into the air compared to private vehicles. → Câu đúng: Public transport is not only cost-effective but also environmentally-friendly as it releases less harmful exhaust fumes into the air compared to private vehicles. |
both … and … | The movie is both hilarious and has a well-delivered message. → Câu đúng: The movie has both hilarious lines and a well-delivered message. |
neither … nor … | The problem with electronic banking is neither the lack of security nor the fact that you pay high interest rates. → Câu đúng: The problem with electronic banking is neither the lack of security nor the high interest fees. |
either … or … | I'm going to buy either the blue one or borrow the red one from Jack—I can't decide. → Câu đúng: I'm going to either buy the blue one or borrow the red one from Jack-I can't decide. |
Các câu trên đều phạm lỗi cấu trúc song song, và điều đặc biệt là, khác với những lỗi sai về ngữ pháp mà google doc có thể phát hiện và chỉ ra cho người viết, những lỗi về tính mạch lạc như cấu trúc song song hầu như bị “ẩn mất", nên nếu không kiểm tra kỹ người viết khó có thể phát hiện lỗi sai. Lưu ý rằng, loại từ đứng sau các từ not only … but also …, both … and …, neither … nor …, either … or … phải giống nhau (ví dụ cùng là danh từ). Áp dụng tốt các cấu trúc song song này vừa tăng độ đa dạng cấu trúc ngữ pháp vừa tăng tính mạch lạc cho bài viết.
Tổng kết
Works Cited
Scribbr. “What Is Academic Writing? | Dos and DonâTs for Students.” Scribbr, www.scribbr.com/category/academic-writing.
Royal Literary Fund. “Academic Writing: Key Features - the Royal Literary Fund.” The Royal Literary Fund, 6 Aug. 2014, www.rlf.org.uk/resources/academic-writing-key-features.
Gillett, Andy. Reporting: Style - Exercise. www.uefap.com/writing/exercise/feature/drugfram.htm.
Flowery Language: Can It Actually Enhance Your Writing? | SFU Library. 19 May 2020, www.lib.sfu.ca/about/branches-depts/slc/incommon/flowery-language.
flexiblelearning.auckland.ac.nz/essay-writing-2018/8.html
Academy, Enago, and Enago Academy. “How Coherence in Writing Aids Manuscript Acceptance.” Enago Academy, 2 Dec. 2021, www.enago.com/academy/coherence-academic-writing-tips-strategies/