Chúng ta luôn mong muốn hoàn thành một công việc một cách tuyệt vời, hoàn mỹ và hy vọng người khác nhận thấy sự hoàn hảo mà không hề có lỗi lầm nào. Nhưng liệu sự hoàn hảo đó có thực sự tốt như chúng ta nghĩ không?
Vậy hoàn hảo thực sự là gì?
Hoàn hảo là việc đạt được 100% hoàn hảo. Dù có nhìn từ bất kỳ góc độ nào hoặc thay đổi nào, nó vẫn được xem là hoàn hảo. Và có một lối suy nghĩ miêu tả sự hoàn hảo đó là: chủ nghĩa hoàn hảo.
Vậy trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu xem chủ nghĩa hoàn hảo là gì?
Chủ nghĩa hoàn hảo – Perfectionism được xem là một xu hướng tính cách, một hệ tư duy, và cho rằng con người cần phải hướng đến một lý tưởng hoàn hảo không tì vết, cả trong công việc lẫn cuộc sống.
Nguyên Nhân Gây Ra Xu Hướng Hoàn Hảo Hóa?
Quan Sát Trong Cuộc Sống, Chúng Ta Dễ Dàng Nhận Thấy Rằng, Hầu Hết Mọi Người Đều Hướng Đến Việc Làm Mọi Thứ Thật Hoàn Hảo, Không Muốn Có Một Lỗi Lầm Nào. Không Chỉ Trong Công Việc Mà Còn Có Một Số Người Hướng Đến Một Cuộc Sống, Cuộc Đời Hoàn Hảo Không Tì Vết. Nguyên Nhân Dẫn Đến Việc Mọi Người Đều Muốn Hoàn Hảo Là:
Thứ Nhất, Sự Đòi Hỏi Từ Xã Hội Và Áp Lực Cạnh Tranh Trong Cuộc Sống Hiện Đại. Với Nhịp Sống Hiện Nay, Sự Cạnh Tranh Còn Lớn Hơn Gấp Nhiều Lần So Với Thế Hệ Trước. Với Sự Cạnh Tranh Đó, Người Hoàn Hảo Nhất, Giỏi Nhất Sẽ Luôn Có Cơ Hội Tốt Hơn. Ví Dụ, Khi Đi Làm, Các Công Ty Thường Tuyển Dụng Những Người Có Khả Năng Làm Việc Tốt, Hoàn Thành Nhiệm Vụ Tốt. Có Nhà Tuyển Dụng Nào Muốn Công Việc Được Hoàn Thành Tốt Nhất, Đúng Hạn Nhất, Ít Phải Sửa Chữa Nhất. Nếu Bạn Không Làm Tốt, Không Cố Gắng, Khả Năng Bị Đào Thải Rất Cao. Sự Đòi Hỏi Của Xã Hội Không Bao Giờ Dễ Dàng, Nếu Bạn Làm Không Tốt, Bạn Sẽ Thua Kém Người Khác.
Thứ Hai, Do Sự Phát Triển Của Mạng Xã Hội Và Các Phương Tiện Truyền Thông. Mạng Xã Hội Đem Lại Nhiều Cơ Hội Nhưng Cũng Có Mặt Tiêu Cực. Áp Lực Đồng Trang Lứa Là Điều Chúng Ta Dễ Dàng Nhìn Thấy, Khiến Chúng Ta Muốn Thành Công Và Để Thành Công, Phải Làm Mọi Việc Tốt. Đây Là Lý Do Tại Sao Mạng Xã Hội Ảnh Hưởng Đến Việc Con Người Hướng Đến Sự Hoàn Mỹ.
Bạn Có Nghĩ Con Người Có Thể Đạt Đến Việc Không Còn Một Sai Sót Không?
Đây Là Một Câu Hỏi Phổ Biến, Và Để Trả Lời Không Phải Đơn Giản. Mục Tiêu Không Có Sai Sót Là Lớn Nhưng Có Vẻ Không Thể Thực Hiện. Bởi Chúng Ta Là Con Người. Con Người Không Hoàn Hảo Và Luôn Có Khả Năng Mắc Phải Sai Lầm, Dù Nhỏ Hay Lớn. Mỗi Người Có Thế Mạnh, Ưu Điểm, Khuyết Điểm Riêng Không Ai Giống Ai. Mỗi Con Người Là Đứa Trẻ Lớn Lên Và Trải Nghiệm. Có Trải Nghiệm Thì Sẽ Có Sai Lầm, Sai Lầm Mang Lại Bài Học Và Trưởng Thành Hơn. Cuộc Sống Màu Mè, Đa Dạng, Nếu Mọi Người Đều Hoàn Hảo Thì Sẽ Nhàm Chán. Không Một Việc Gì Hoàn Mỹ, Có Thể Đạt Đến 99,999% Nhưng Không Thể 100%. Điều Này Làm Cuộc Sống Trở Nên Đặc Biệt. Sai Sót Không Phải Điều Xấu Hổ, Chúng Ta Học Từ Sai Lầm, Từ Kinh Nghiệm Của Người Khác. Việc Này Giúp Trưởng Thành Hơn Mỗi Ngày.
Từ những điều trên, bạn có nghĩ rằng chủ nghĩa hoàn hảo đúng 100% như định nghĩa về hoàn hảo không?
Về lợi ích, khi bạn theo đuổi hoàn hảo, bạn phải cố gắng nhiều hơn, gấp năm lần, gấp mười lần để đạt được mục tiêu tốt nhất. Điều này khiến chúng ta vượt qua giới hạn của bản thân mình.
Tuy nhiên, khi mục tiêu là hoàn hảo, chúng ta có thể ép bản thân quá mức. Điều này gây tổn thương tinh thần và sức khỏe. Một số người có thể trì hoãn hoặc tự ti khi không đạt được mục tiêu.
Để không bị ám ảnh bởi hoàn hảo, bạn có thể:
1. Vượt qua nỗi sợ hãi:
Khi bạn không còn sợ mình làm sai, bạn mở ra nhiều cơ hội hơn. Hãy tự tin và học từ kinh nghiệm để không tái phạm lỗi.
2. Chấp nhận bản thân mình:
Chúng ta là con người mà đã là con người thì sẽ có khuyết điểm. Chỉ khi nào chúng ta chấp nhận được khuyết điểm của mình thì mới có thể cải thiện được điều đó. Nếu bạn cứ trốn tránh không muốn nhìn nhận lại mà vẫn ảo tưởng bản thân hoàn hảo thì sẽ chẳng bao giờ bạn tiến bộ cả. Thật ra chúng ta có thể tập trung vào việc phát triển bản thân và đạt được những mục tiêu cụ thể mà không cần phải đạt đến sự hoàn hảo. Việc tập trung vào việc phát triển bản thân và cải thiện kỹ năng, kiến thức sẽ giúp chúng ta trân trọng những gì mình đang có và đạt được những thành tựu mới.
3. Tận hưởng những thành tựu mình đạt được:
Thật ra hoàn hảo là mục tiêu rất lớn, có thể bạn sẽ phải dành cả đời để theo đuổi nhưng đừng vì vậy mà bỏ quên những điều xung quanh. Có thể bạn áp lực về chính những suy nghĩ của bản thân như là “tại sao tôi làm điều này mãi vẫn không hoàn hảo được”, “tại sao tôi lại vô dụng như vậy”, “tại sao họ có thể làm không một sai sót mà tôi thì không?” nhưng mà tại sao bạn không nhìn lại những gì mà mình đã có được, đã làm được. Bạn có thể không là người cao nhất, nhưng bạn chắc chắn cũng không phải là người thấp nhất. Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi trong việc theo đuổi hoàn hảo thì hãy dừng lại, xem lại những gì mình đã có, đang có và tự hào lên nào! Đây chưa chắc là điểm đến cuối của bạn nhưng đây là phần thưởng cho những gì bạn đã cố gắng.
Vậy có nên theo đuổi hoàn hảo hay không?
Đây là câu hỏi mà tôi đặt ra cho mọi người đó. Chúng ta không giống nhau, chúng ta có cuộc đời riêng biệt, có những mục tiêu khác biệt và việc theo đuổi hoàn mỹ hay không. Đó cũng là lựa chọn của bạn, tôi ở đây để nói cho bạn biết sự hoàn hảo không phải là điều cần thiết để đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Thậm chí, việc chấp nhận sự không hoàn hảo và học cách tận hưởng những thứ tuyệt vời mà cuộc sống mang lại có thể giúp chúng ta trở nên hạnh phúc hơn. Điều tôi muốn nói là “hoàn hảo có thể là mục tiêu nhưng không phải là tất cả.”
Tác Giả: Nguyễn Kim