1. Rối loạn tiểu tiện là gì?
Rối loạn tiểu tiện còn được gọi là hội chứng rối loạn đường tiểu dưới - LUTS. Khi mắc chứng bệnh trên, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số thay đổi khi đi tiểu, ví dụ như: tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu gấp, tiểu rỉ, khó khăn mỗi khi đi tiểu, thậm chí là tiểu ra máu,… Nhìn chung, sự thay đổi về thói quen tiểu tiện sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, gây khó chịu.
Bệnh nhân cần tránh chủ quan khi đối mặt với chứng rối loạn tiểu tiện
Đối với người khỏe mạnh, bàng quang hoạt động bình thường, mỗi ngày họ thường đi tiểu từ 4 - 6 lần và tiểu ra khoảng 1 - 2 lít nước tiểu. Tần suất và lượng nước tiểu có thể biến đổi tùy thuộc vào nhu cầu nước của cơ thể, thói quen vận động, điều kiện thời tiết,… Nếu bàng quang gặp vấn đề, bệnh nhân có thể mắc hội chứng rối loạn tiểu tiện, trong trường hợp này, việc kiểm tra và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh biến chứng nghiêm trọng.
Thực tế, có nhiều dạng rối loạn tiểu tiện khác nhau, bác sĩ thường chia thành 3 nhóm dựa trên giai đoạn của quá trình tiểu tiện, bao gồm: giai đoạn đổ đẩy, giai đoạn tổng xuất và sau tổng xuất. Bác sĩ sẽ xác định triệu chứng của bệnh và tìm ra nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân khôi phục chức năng bàng quang, đi tiểu tiện bình thường.
2. Nguyên nhân gây rối loạn tiểu tiện
Chắc chắn nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiểu tiện. Xác định chính xác nguyên nhân giúp chúng ta chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp quá trình tiểu tiện trở lại bình thường.
Hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện là do bệnh lý hoặc do chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Viêm đường tiết niệu được coi là nguyên nhân chính gây ra quá trình tiểu tiện
Rối loạn tiểu tiện là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau
Ngoài ra, người mắc bệnh sỏi tiết niệu cũng thường phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiểu tiện dưới, những triệu chứng xuất hiện ở nhiều thời điểm trong ngày, ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt của bệnh nhân, đặc biệt gây mất ngủ vào ban đêm.
Một số bệnh lý khác cũng có thể ảnh hưởng tới thói quen đi tiểu tiện như bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Trong đó, bệnh phì đại tuyến tiền liệt chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới và gây ra nhiều triệu chứng không thoải mái.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học được xem là một nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện. Nếu bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối, bạn thường đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, tâm lý căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện, bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, gây ra sự rối loạn trong sinh hoạt.
Phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi cũng có thể đối mặt với tình trạng rối loạn đường tiểu dưới. Đối với phụ nữ mang thai, bàng quang của họ bị chèn ép bởi thai nhi và khiến thai phụ phải đi tiểu rất nhiều lần. Với người lớn tuổi, cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, chức năng của bàng quang có dấu hiệu suy giảm và dễ gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh điều khiển bàng quang.
Phụ nữ mang thai thường đi tiểu nhiều hơn bình thường
Do đó, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiểu tiện, bệnh nhân cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
3. Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện không thể bỏ qua
Như đã phân tích ở trên, chứng rối loạn đường tiểu dưới được phân thành 3 nhóm, tùy vào biểu hiện bệnh nhân gặp phải. Một số triệu chứng thường xảy ra ở giai đoạn đổ đầy bao gồm: tiểu đêm, tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp.
Nếu bệnh nhân đi tiểu từ 8 - 10 lần/ ngày thì họ đang gặp phải tình trạng tiểu nhiều lần. Thực tế, khi đi tiểu, người bệnh thấy lượng nước tiểu, các đặc điểm nước tiểu không có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, chúng ta không nên coi thường hiện tượng tiểu nhiều lần, có thể bệnh nhân đang gặp vấn đề liên quan tới tuyến tiền liệt hoặc bàng quang và cần phải điều trị kịp thời.
Tiểu đêm là một dạng rối loạn tiểu tiện ở giai đoạn đổ đầy, người bệnh đi tiểu nhiều lần vào buổi đêm. Thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, do đó bệnh nhân cần phải khắc phục ngay. Tình trạng tiểu gấp cũng là một triệu chứng không thể bỏ qua, bệnh nhân thường cảm giác buồn tiểu ngay cả khi không có quá nhiều nước tiểu trong bàng quang.
Một số bệnh nhân phải rặn khi đi tiểu
Một số biểu hiện thường gặp ở giai đoạn tổng xuất nước tiểu là: tiểu rặn, tiểu yếu, ngập ngừng hoặc mất kiểm soát. Trong số đó, tình trạng mất kiểm soát tiểu là khá nghiêm trọng, đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân nữ. Khi gặp tình trạng này, nước tiểu tự chảy ra và bệnh nhân không thể kiểm soát được. Ngược lại, nhiều bệnh nhân phải cố gắng rặn mỗi khi đi tiểu tiện, tia nước tiểu ra rất yếu.
Đau bàng quang, tiểu không hết cũng là dấu hiệu báo hiệu chứng rối loạn tiểu tiện và thường xảy ra ở giai đoạn sau khi tổng xuất nước tiểu. Bệnh nhân không nên coi thường và bỏ qua triệu chứng này nhé!
4. Phương pháp điều trị hội chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả
Chứng rối loạn tiểu tiện có thể được điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân xác định được nguyên nhân cũng như triệu chứng thường gặp. Thông thường, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ít xâm lấn để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Trong trường hợp không đạt hiệu quả, phương án phẫu thuật có thể được cân nhắc.
Điều trị bằng thuốc là lựa chọn hàng đầu, tùy theo triệu chứng của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Đối với những người đi tiểu nhiều lần, họ được hướng dẫn sử dụng nhóm thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn alpha hoặc nhóm thuốc mirabegron,… Ngoài ra, một số bệnh nhân rối loạn tiểu tiện có thể được chỉ định tiêm botulinum toxin loại A hoặc tiêm xơ hóa tổ chức quanh niệu đạo,…
Bệnh nhân thường được chỉ định điều trị bằng thuốc
Kích thích điện cũng là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tương đối tốt, đặc biệt với bệnh nhân hay bị tiểu rắt. Khi áp dụng phương pháp này, chúng ta cần phải kiên nhẫn, liên tục thực hiện trong vài tháng để nhận thấy sự thay đổi.
Nhiều trường hợp bệnh nhân cần phải phẫu thuật để giải quyết triệt để chứng rối loạn tiểu tiện. Bác sĩ có thể tiến hành treo niệu đạo, treo cổ bàng quang để giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân cần chú ý chăm sóc sức khỏe để ngăn ngừa biến chứng như nhiễm trùng xảy ra.