1. Hiểu rõ hơn về tình trạng thoái hóa điểm vàng
Điểm vàng, còn được biết đến là hoàng điểm của mắt, nằm sâu trong trung tâm võng mạc - vùng nhạy cảm và chứa hàng triệu tế bào cảm quan, giúp chúng ta nhận biết màu sắc và độ sắc nét của hình ảnh.
Thoái hóa điểm vàng thường xuất hiện ở người cao tuổi
Khi các tế bào điểm vàng bị thoái hóa, thị lực sẽ suy giảm nghiêm trọng, giảm khả năng nhận biết hình ảnh, thế giới xung quanh sẽ trở nên mờ nhạt, méo mó, biến dạng. Tuy nhiên, dù hoàng điểm bị thoái hóa, bệnh nhân có thể vẫn nhìn thấy mọi thứ xung quanh nhưng sự tương phản bị suy yếu nghiêm trọng.
Thoái hóa điểm vàng có hai dạng: thể khô và thể ướt. Trong đó:
Thoái hóa điểm vàng thể khô: Là dạng phổ biến với tỉ lệ chiếm khoảng 90%. Khi các lớp tế bào cung cấp dinh dưỡng cho võng mạc chết, các tế bào võng mạc ở trên cũng chết và các mảng võng mạc biến mất. Tuy nhiên, tình trạng bệnh sẽ diễn ra trong một quá trình dài, có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm trước khi người bệnh thấy thị lực suy giảm.
Thoái hóa điểm vàng thể ướt: Dạng này ít phổ biến hơn nhưng đa số là các trường hợp bệnh nặng. Thị lực của người bệnh không suy giảm dần dần mà giảm đột ngột với tính chất nghiêm trọng. Bệnh xảy ra khi mách máu mới tăng trưởng mạnh dưới võng mạc, gây chảy máu hoặc rỉ dịch tạo sẹo võng mạc, khiến người bệnh mất thị lực rất nhanh chóng. Họ có thể trải qua ảo giác và gặp khó khăn trong việc nhìn thấy mọi thứ. Nếu không được điều trị kịp thời, nguy cơ mù lòa là rất cao.
2. Các dấu hiệu nhận biết thoái hóa điểm vàng ở mắt
Thường thì, người bệnh không cảm thấy đau mắt dù ở thể khô hay thể ướt. Các triệu chứng sớm nhất có thể là mắt khô, mờ mắt, khó khăn khi đọc sách hoặc làm những công việc đòi hỏi độ chính xác cao. Khi tiếp xúc với ánh sáng tốt hơn, tình trạng mờ mắt có thể giảm đi.
Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh
Đối với những bệnh nhân thoái hóa hoàng điểm ở thể khô, ban đầu thị lực thường suy giảm ở một mắt, trong khi mắt kia vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ bình thường, do đó họ không nhận biết được sự thay đổi. Cho đến khi bệnh lan sang cả hai mắt thì các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng hơn.
Với những bệnh nhân mắc thoái hóa thể ướt, họ có thể nhìn thấy đường thẳng biến thành đường cong hoặc sóng lượn. Có thể có những điểm mù nhỏ gây mất thị lực ở trung tâm. Tuy nhiên, bệnh nhân không mất thị lực hoàn toàn nên họ vẫn có thể tự chăm sóc mình mà không cần phụ thuộc vào người khác.
3. Những ai có nguy cơ cao mắc thoái hóa điểm vàng
Nhóm người cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh này. Có thể hiểu rằng, tuổi tác và sự lão hóa theo thời gian chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Những người trên 75 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới, đặc biệt là nhóm phụ nữ mãn kinh sớm.
Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng cao hơn so với người da đen và da vàng.
Lịch sử bệnh gia đình: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh, bạn cần đặc biệt chú ý đến căn bệnh này và điều chỉnh lối sống một cách khoa học để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hút thuốc: Các nghiên cứu cho thấy, người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp đôi so với những người không hút thuốc lá.
Béo phì: Người béo phì thường dễ bị thoái hóa điểm vàng, hoặc có thể nói là béo phì khiến cho bệnh phát triển nhanh chóng và chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Những người thường xuyên tiêu thụ chất béo sẽ tăng nguy cơ mắc thoái hóa ở dạng ướt.
Có thể tự kiểm tra bằng cách che một mắt để kiểm tra tầm nhìn
Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tia cực tím của ánh nắng mặt trời độc hại cho cả da và mắt. Những người làm việc ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không biết bảo vệ mắt có thể làm cho quá trình thoái hóa điểm vàng diễn ra nhanh hơn.
Lạm dụng các thiết bị điện tử: Nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, và ti vi làm tăng nguy cơ bị thoái hóa hoàng điểm. Điều này cũng làm cho bệnh trở nên phổ biến ở lứa tuổi trẻ hơn.
4. Phương pháp phòng ngừa thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng không gây đau đớn nhưng có thể suy giảm thị lực nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Không có cách để phục hồi khi bệnh đã phát triển, chỉ có thể chậm lại quá trình. Do đó, việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng.
Nên thường xuyên kiểm tra mắt để phát hiện bệnh sớm
Các biện pháp phòng ngừa bệnh như sau:
Chế độ ăn giàu dinh dưỡng: Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe của chúng ta. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tăng cường ăn cá, thực phẩm giàu omega, trái cây tươi, rau xanh sẫm màu, cũng như bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa,… Tránh tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Cần bảo vệ và bảo vệ mắt cẩn thận bằng cách đeo kính râm, đội mũ,… khi ra ngoài dưới ánh nắng mặt trời hoặc làm việc thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời.
Một điều quan trọng là cần điều chỉnh thói quen sống và làm việc một cách khoa học, ví dụ như giảm sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính bảng,...