
Người xưa thường cảm thấy những bức tranh màu sắc thường thiếu điều gì đó khi nhìn vào các bức tranh đen trắng. Vì vậy, họ đã thử nhuộm toàn bộ bức ảnh bằng màu xanh hoặc đỏ như tông màu cyanotype hoặc sepia. Việc tô màu cho các bức ảnh đen trắng có một lịch sử lâu dài và thú vị từ những ngày đầu tiên.
Đến giữa những năm 40 của thế kỷ trước, hầu hết các bức ảnh vẫn tồn tại dưới dạng đen trắng vì những hạn chế về kỹ thuật và công nghệ. Điều này đồng nghĩa với việc để có một bức ảnh màu, nó đòi hỏi một quá trình khá dài và tốn nhiều công sức. Người ta phải chụp ảnh, xử lý film và in ảnh trước khi có thể ngồi xuống, tốn công tô màu từng chi tiết để tạo ra tấm ảnh màu hoàn chỉnh cuối cùng. Không nhiều người có thể kiên nhẫn làm công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian này.

Tyler & Co. (1855). Nguồn: FamilyTreeMagazine

Bức ảnh từ Thư viện Bang New South Wales (1875). Nguồn: Wikipedia
Mặc dù kỹ thuật tô màu ảnh có nguồn gốc từ châu Âu nhưng ở Nhật Bản, nó trở nên phổ biến hơn, trở thành một loại nghệ thuật tinh tế và được tôn trọng bắt đầu từ những năm 1860. Trong hơn 200 năm, từ năm 1635 đến năm 1854, hầu như không ai ngoài ranh giới Nhật Bản biết bên trong quốc gia này như thế nào. Chính phủ đã ban hành Sakoku, chính sách đối ngoại biệt lập, quan hệ và thương mại giữa Nhật Bản và các nước khác bị hạn chế nghiêm trọng, gần như tất cả công dân nước ngoài đều bị cấm vào Nhật Bản và người dân tại đây thường bị cấm xuất nhập cảnh. Đến năm 1854, một cuộc thám hiểm của hải quân Mỹ buộc Nhật Bản phải mở các cảng của họ, dẫn theo hàng loạt du khách và thương nhân từ châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiếp ảnh từ đó bắt đầu trở thành một công cụ, phục vụ cho khao khát của nhiều người hiểu thêm về Nhật Bản. Kỹ thuật in khắc gỗ ukiyo-e lúc đó của Nhật áp dụng cho các bức tranh phong cảnh và đời sống thường ngày rất được ưa chuộng. Năm 1878, một người phụ nữ Nhật Bản cảm thấy thực sự thích những bức ảnh chụp chân dung có dấu tem phía sau từ studio của Uchida Kuichi, một nhiếp ảnh gia người Nhật nổi tiếng lúc bấy giờ. Nhưng nhờ một người Anh-Ý có tên là Felice Beato, ông đã biến những bức ảnh tô màu đầy chất lượng trở thành một thứ định nghĩa kỷ nguyên nhiếp ảnh này tại Nhật Bản.


Thế kỷ 19 ở Nhật Bản. Nguồn: OpenCulture
Những bức ảnh tô màu ở bên châu Âu ngày xưa trông gần giống như tranh, còn những nghệ nhân khắc gỗ chuyên môn cao tại Nhật Bản dùng màu nước để tô lên ảnh đã khiến chúng bước lên một tầm cao mới. Kusakabe Kimbei, một trong những nhiếp ảnh gia kinh doanh thành công nhất vào cuối thế kỷ 19 tại Nhật, đã tạo nên những phông nền thần thánh của văn hóa Nhật Bản phục vụ cho việc chụp ảnh rồi cẩn thận tô màu nước, đưa ảnh vào những cuốn album đắt tiền để bán cho người nước ngoài. Những bức ảnh dàn dựng trong studio được tô màu là những nhận diện về văn hóa Nhật Bản.
Bức ảnh người phụ nữ cầm ô dưới cơn mưa, Kusakabe Kimbei (thập kỷ 1870). Nguồn: MetMuseum

Bức ảnh từ Thư viện Bang New South Wales (1875). Nguồn: Wikipedia
Mặc dù kỹ thuật tô màu ảnh có nguồn gốc từ châu Âu nhưng ở Nhật Bản, nó trở nên phổ biến hơn, trở thành một loại nghệ thuật tinh tế và được tôn trọng bắt đầu từ những năm 1860. Trong hơn 200 năm, từ năm 1635 đến năm 1854, hầu như không ai ngoài ranh giới Nhật Bản biết bên trong quốc gia này như thế nào. Chính phủ đã ban hành Sakoku, chính sách đối ngoại biệt lập, quan hệ và thương mại giữa Nhật Bản và các nước khác bị hạn chế nghiêm trọng, gần như tất cả công dân nước ngoài đều bị cấm vào Nhật Bản và người dân tại đây thường bị cấm xuất nhập cảnh. Đến năm 1854, một cuộc thám hiểm của hải quân Mỹ buộc Nhật Bản phải mở các cảng của họ, dẫn theo hàng loạt du khách và thương nhân từ châu Âu và Bắc Mỹ. Nhiếp ảnh từ đó bắt đầu trở thành một công cụ, phục vụ cho khao khát của nhiều người hiểu thêm về Nhật Bản. Kỹ thuật in khắc gỗ ukiyo-e lúc đó của Nhật áp dụng cho các bức tranh phong cảnh và đời sống thường ngày rất được ưa chuộng. Năm 1878, một người phụ nữ Nhật Bản cảm thấy thực sự thích những bức ảnh chụp chân dung có dấu tem phía sau từ studio của Uchida Kuichi, một nhiếp ảnh gia người Nhật nổi tiếng lúc bấy giờ. Nhưng nhờ một người Anh-Ý có tên là Felice Beato, ông đã biến những bức ảnh tô màu đầy chất lượng trở thành một thứ định nghĩa kỷ nguyên nhiếp ảnh này tại Nhật Bản.

Bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Ý, Felice Beato, chụp tại Yokohama, Nhật Bản trong giai đoạn 1863-1877. Nguồn: Flashbak

Samurai thuộc gia tộc Satsuma, trong thời kỳ chiến tranh Boshin, Felice Beato (1868-1869). Nguồn: Flashbak
Những người thợ tô màu ảnh cũng luôn tìm tòi những phương pháp khác nhau để ảnh đạt chất lượng cao, bền vững theo thời gian. Ông Nguyễn Hữu Quý, hiệu ảnh Văn Hóa hồi tưởng: “Khách rất thích ảnh tô màu nhưng tôi thấy ảnh không giữ được bền, lâu. Thấy sơn dầu của mấy ông họa sĩ rất bền, tranh sơn dầu để được hàng trăm năm, tôi làm thử và thành công.”
Ngoài tô màu bằng màu nước và sơn dầu, còn có cách nhuộm hoặc sử dụng màu sáp, màu phấn. Có những bức ảnh được kết hợp tất cả các cách kể trên để tạo ra đa dạng các hiệu ứng cho tấm ảnh in. Công cụ chính là dùng cọ và đầu ngón tay, ngón nào dùng để tô thường được che lại để đảm bảo không để lại dấu vân tay trên ảnh.
Các bạn có thể xem những bức ảnh tô màu của nghệ nhân Việt Nam tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Cá nhân mình rất thích cách làm này, nó giống như chúng ta mua sách tô màu cho các bé tô nhưng ở một mức độ cao hơn và yêu cầu rất nhiều kỹ năng, sự tỉ mỉ và thẩm mỹ. Người tô màu cũng không khác gì một tác giả thứ hai của tấm ảnh, đem đến sức sống mới cho bức hình.
Tham khảo Wikipedia, Vox Youtube, Kiến Thức