Bài viết này làm rõ về mục tiêu, cấu trúc, nội dung, tiêu chí đánh giá và chiến lược làm bài thi TOEIC Speaking – một trong bốn kỹ năng được đánh giá trong kỳ thi TOEIC.
Mục tiêu của bài thi TOEIC Speaking
Bài thi TOEIC Speaking nói riêng đánh giá khả năng sử dụng Tiếng Anh dưới hình thức nói. Đối tượng chính mà bài thi hướng đến là những nhân sự đang tiếp xúc hoặc chuẩn bị bước vào môi trường làm việc yêu cầu tiếp xúc với Tiếng Anh.
Ngoài ra, người học với mong muốn đo lường cũng như cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh nói chung cũng có thể cân nhắc làm quen với bài thi này.
Ở Việt Nam, IIG Việt Nam hiện là Đại diện chính thức và độc quyền của ETS. Theo thông tin trên website IIG Việt Nam, lệ phí thi cho riêng bài thi TOEIC Speaking hiện tại là 1,750,000 VNĐ và 2,125,000 VNĐ cho cả bài TOEIC Speaking and Writing.
Cấu trúc và nội dung bài thi TOEIC Speaking
Thí sinh không thể chuyển qua câu tiếp theo dù hoàn thành xong sớm câu trước đó, không thể bỏ qua câu hỏi cũng như trở lại câu hỏi đã hoàn thành.
Thí sinh thao tác bài thi trên thiết bị máy tính sử dụng bàn phím QWERTY và được trang bị tai nghe, microphone. Tất cả các câu hỏi đều kèm theo chỉ dẫn cụ thể.
Phần thi của thí sinh được ghi lại và chuyển giao đến hệ thống ETS’s Online Scoring Network để được đánh giá bởi các chuyên gia ở ETS.
Về nội dung, các câu hỏi trong bài thi TOEIC Speaking được đặt trong các ngữ cảnh trong đời sống thường nhật và trong môi trường làm việc.
Tuy nhiên, thí sinh không nhất thiết phải có am hiểu sâu về lĩnh vực kinh doanh bởi bài thi chỉ tập trung đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ, không phải kiến thức hiểu biết chuyên môn.
Các câu hỏi được chia ra thành 5 part:
Question 1-2 – Đọc to một đoạn văn
Ở phần này, thí sinh được yêu cầu đọc thành tiếng một đoạn văn ngắn với độ dài khoảng 45-65 từ cho các chủ đề thân thuộc như:
Office issues
News
Sales
Education
Shopping
Cultural events
Sẽ có giọng đọc hướng dẫn thí sinh rằng sẽ có 45 giây để chuẩn bị và 45 giây để đọc sau khi thời gian chuẩn bị kết thúc. Sẽ có đồng hồ đếm ngược để thí sinh lưu ý về quỹ thời gian của mình.
(Giao diện Câu hỏi 1-2)Câu hỏi 3-4 – Miêu tả một bức tranh
Ở phần này, thí sinh được cho 2 hình có màu và được yêu cầu mô tả lại hình ảnh đó bằng lời nói. Thí sinh vẫn có 45 giây để chuẩn bị cho câu hỏi nhưng chỉ còn 30 giây để miêu tả hình. Các chủ đề liên quan tới phần này thường là:
Holidays and travel
Shopping
Heath and sports
Dining and entertainment
News
Housing
Câu hỏi 5-7 – Phản hồi các câu hỏi
Ở phần thi này, thí sinh sẽ được cho một tình huống và các câu hỏi sẽ xuất hiện để hỏi các thông tin liên quan tới tình huống đó.
Thí sinh sẽ phải vận dụng khả năng sử dụng tiếng Anh của mình để phản hồi và đưa ra câu trả lời phù hợp từ đó thể hiện được khả năng hiểu và nắm bắt vấn đề.
(Giao diện câu hỏi từ 5-7)Tương tự các phần trên, các nội dung cũng như câu hỏi vẫn sẽ có giọng đọc tường thuật lại cho thí sinh. Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị cho các câu hỏi sẽ chỉ còn 3 giây, và người thi sẽ có 15 giây để trả lời cho câu 5 – 6, và 30 giây cho câu thứ 7.
Câu hỏi 8-10 – Phản hồi các câu hỏi bằng thông tin được cung cấp
Ở part 4 của phần thi Speaking, việc thí sinh cần làm vẫn sẽ giống hệt như phần 3. Thí sinh vẫn có thời gian chỉ là 3 giây chuẩn bị cho các câu hỏi và thời gian trả lời cho câu 8-9 là 15 giây và câu 10 là 30 giây.
Tuy nhiên, điều khác biệt ở phần thi này so với phần trên là ngoài các thông tin về tình huống và câu hỏi giống với part 3, thí sinh sẽ có thêm một bảng thông tin.
Thêm nữa, ngoại trừ bảng thông tin thì toàn bộ tình huống và các câu hỏi sẽ không được chiếu trên màn hình máy tính.
Nói cách khác, tình huống và các câu hỏi đều chỉ được người tường thuật nêu ra và hỏi để thí sinh trả lời chứ thông tin không hiện trên màn hình như phần trên.
(Giao diện câu hỏi từ 8-10)Các chủ đề thường gặp trong dạng test này bao gồm:
Câu hỏi 11 – Diễn đạt ý kiến cá nhân
Phần thi này dùng để kiểm tra và đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của thí sinh thông qua việc trình bày quan điểm đối với chủ đề được xuất hiện trên màn hình máy tính.
Thí sinh sẽ có 30 giây để chuẩn bị và 60 giây để nói về quan điểm của mình. Vẫn sẽ có đồng hồ đếm ngược xuất hiện ở vị trí đó để giúp thí sinh kiểm soát và theo dõi được quỹ thời gian của mình.
Có thể thấy phần thi này của TOEIC khá tương đồng với Speaking part 2 của IELTS nhưng thời lượng để chuẩn bị cũng như để thi đều ít hơn một nửa so với IELTS. Các chủ đề cũng sẽ có phần nhiều hơn so với Part 4 bao gồm:
Tiêu chí đánh giá bài thi TOEIC Speaking
Kết quả bài thi TOEIC Speaking không đánh giá chỉ “Đạt” hoặc “Không đạt” mà thay vào đó, tổng số điểm thành phần được chuyển hóa trên thang điểm 200 (đơn vị 10 điểm) và các mức điểm khác nhau ứng với 8 trình độ năng lực khác nhau.
Tùy vào tính chất công việc, những trình độ riêng biệt sẽ được yêu cầu bởi các đơn vị, tổ chức. Thang điểm TOEIC trải dài nhiều mức còn có thể hữu ích cho người học trong việc đặt mục tiêu ứng với các con số cụ thể để cải thiện kỹ năng nói Tiếng Anh.
Kết quả kỳ thi TOEIC được thông báo sau 14 ngày làm việc và có hiệu lực trong 2 năm vì độ thành thạo của thí sinh có thể thay đổi theo thời gian.
Bảng dưới đây tóm tắt các trình độ năng lực ứng với các mức điểm khác nhau bài thi TOEIC Speaking:
Mức điểm | Trình độ năng lực | Nhận xét tổng quan |
---|---|---|
0 – 30 | 1 | Thí sinh không trả lời đa số các câu hỏi hoặc nếu có trả lời, ngôn ngữ của thí sinh nhìn chung không hiểu được. |
40 – 50 | 2 | |
60 – 70 | 3 | Thí sinh chỉ có khả năng sản xuất ngôn ngữ trong một số ngữ cảnh gần gũi, quen thuộc. |
80 – 100 | 4 | |
110 – 120 | 5 | Thí sinh có khả năng sản xuất ngôn ngữ nhìn chung hiểu được trong các ngữ cảnh gần gũi, quen thuộc nhưng không duy trì được liên tục. Khả năng lý giải cho quan điểm hay đề xuất giải pháp còn hạn chế. |
130 – 150 | 6 | Thí sinh có khả năng sản xuất ngôn ngữ nhìn chung hiểu được trong nhiều ngữ cảnh. Khả năng lý giải cho quan điểm hay đề xuất giải pháp không duy trì được liên tục. |
160 – 180 | 7 | Thí sinh nhìn chung có khả năng sản xuất và duy trì ngôn ngữ phù hợp với nhiều ngữ cảnh, bao gồm cả khi lý giải cho quan điểm hay đề xuất giải pháp. Thí sinh xử lí, hoàn thành tất cả các câu hỏi. |
190 – 200 | 8 |
Bên cạnh đó, kết quả bài thi TOEIC Speaking còn có thể được quy đổi theo Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu (CEFR) với các mức điểm tối thiểu lần lượt như sau:
Trình độ | A1 | A2 | B1 | B2 | C1 | C2 |
TOEIC Speaking | 50 | 90 | 120 | 160 | 200 |
|
Theo các chuyên gia được ETS mời tham gia vào việc nghiên cứu hình thành mức quy đổi trên vào năm 2006, bài thi TOEIC Speaking vẫn còn thiếu sự thách thức đủ để đáp ứng với trình độ C2 – mức cao nhất trong khung CEFR.
Bảng dưới đây tóm tắt các tiêu chí đánh giá chung của từng dạng bài thi TOEIC Speaking:
Câu hỏi | Dạng yêu cầu | Tiêu chí đánh giá |
---|---|---|
1-2 | Read a text out loud (Đọc thành tiếng ngữ liệu cho trước) |
|
3-4 | Describe a picture (Mô tả hình ảnh) | Tất cả tiêu chí trên kèm với:
|
5-7 | Respond to questions (Trả lời câu hỏi) | Tất cả tiêu chí trên kèm với:
|
8-10 | Respond to questions using information provided (Trả lời câu hỏi sử dụng thông tin cho trước) | Tất cả tiêu chí trên |
11 | Express an opinion (Bày tỏ quan điểm cá nhân) | Tất cả tiêu chí trên |
Các tiêu chí đánh giá nhìn chung tăng dần về số lượng cũng như mức độ đòi hỏi. Đối với từng dạng bài TOEIC Speaking, mỗi tiêu chí sẽ được trình bày, phân tích cụ thể hơn trong các bài viết tiếp theo của series. Việc hiểu rõ yêu cầu của bài thi sẽ rất hữu ích trong quá trình thí sinh ôn luyện và chuẩn bị theo hướng chính xác.